Đau mắt đỏ ở trẻ

Đau mắt đỏ ở trẻ

Đau mắt đỏ là gì?

Viêm màng kết hay còn gọi là đau mắt đỏ, là sưng màn nhãn cầu và phần bên trong mí mắt.

Đau mắt đỏ có thể trông khá nguy hiểm vì nó làm mắt đỏ lên rất nhiều và lây nhiễm rất nhanh. Tuy nhiên, đau mắt đỏ là một bệnh khá thông thường và thường không gây ảnh hưởng lâu dài đến tầm nhìn của mắt.

Dù vậy, nếu con bạn bị đau mắt đỏ, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ. Một vài dạng đau mắt đỏ sẽ tự hết, nhưng cũng có những dạng đau mắt đỏ cần phải được điều trị.

Đau mắt đỏ ở trẻ

Nguyên nhân của đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ có thể bị gây ra bởi những vi khuẩnvi-rút gây cảm hoặc nhiễm trùng như viêm tai, viêm xoang, và đau họng – và những loại vi khuẩn gây bệnh chlamydia và bệnh lậu, hai lây bệnh lây qua đường tình dục rất phổ biến.

Đau mắt đỏ cũng có thể bị gây ra bởi dị ứng. Những trường hợp này thường xảy ra khá thường xuyên với những trẻ bị những bệnh dị ứng khác như sốt cỏ khô. Những tác nhân gây đau mắt đỏ do dị ứng bao gồm cỏ, phấn cỏ phấn hương, lông động vật, và ve bụi.

Đôi khí một chất gì đó có trong môi trường cũng có thể làm ngứa mặt và gây đau mắt đỏ, như là chất hóa học (chlorine, xà phòng…) hoặc khói bụi.

Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh rất dễ bị đau mắt đỏ và có thể gặp những biến chứng nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị chu đáo.

Nếu một đứa trẻ được sinh ra bởi một người mẹ bị bệnh lây qua đường tình dục, trong quá trình sinh vi khuẩn hoặc vi-rút có thể truyền từ sinh môn vào mắt của trẻ, gây đau mắt đỏ.

Để phòng ngừa điều này, các bác sĩ thường nhỏ mắt cho trẻ bằng thuốc nhỏ mắt hoặc kháng sinh ngay sau khi sinh. Thình thoảng, biện pháp phòng ngừa này cũng khiến trẻ bị đau mắt đỏ hóa học nhẹ vốn có thể tự lành rất nhanh.

Nhiều đứa trẻ được sinh ra với ống lệ hẹp hoặc bị tắc nghẽn vốn có thể tự lành rất nhanh. Đôi khi, nó cũng có thể dẫn đến đau mắt đỏ.

Triệu chứng của đau mắt đỏ

Những dạnh đau mắt đỏ khác nhau có những triệu chứng khác nhau. Và triệu chứng cũng rất khác nhau giữa những đứa trẻ.

Một trong những triệu chứng thông thường nhất chính là cảm thấy khó chịu ở mắt như thể bị cát bay vào mắt. Nhiều trẻ cũng bị đỏ mắt và phần trong mi mắt, đó là lý do vì sao bệnh này được gọi là đau mắt đỏ. Nó cũng có thể khiến mắt chảy mủ, khiến mi mắt của trẻ bị dính lại với nhau khi thức dậy vào buổi sáng. Một vài trẻ còn bị sưng mi mắt và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.

Trong trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng, ngứa và chảy nước mắt cũng là những triệu chứng thường thấy.

Đau mắt đỏ lan truyền như thế nào?

Đau mắt đỏ gây ra bởi vi khuẩn và vi-rút rất dễ lan truyền; những trường hợp gây ra bởi dị ứng hoặc những chất có trong môi trường thì không.

Một đứa trẻ có thể bĩ đau mắt đỏ sau khi chạm vào một người bị bệnh này hoặc một thứ gì đó mà người bệnh đã chạm vào, ví dụ như khăn giấy đã sử dụng. Vào mùa hè, đau mắt đỏ lan truyền khi trẻ bơi trong nước bị nhiễm bệnh hoặc lau chung khăn bị nhiễm bệnh. Bệnh này cũng có thể lan truyền thông qua ho và hắt hơi.

Các bác sĩ thường khuyên trẻ bị đau mắt đỏ nên nghỉ học hoặc đến những nơi đông người trong một thời gian ngắn.

Khi trẻ bị đau mắt đỏ ở một bên mắt, thì mắt còn lại cũng có thể bị lây nhiễm nếu trẻ dùng tay đã dụi mắt bị đau để dụi mắt còn lại.

Phòng tránh đau mắt đỏ

Để phòng tránh đau mắt đỏ gây ra bởi nhiễm trùng, hãy dạy trẻ rửa tay thường xuyên với nước ấm và xà phòng. Trẻ cũng không nên chia sẻ thuốc nhỏ mắt, khăn giấy, khăn lau mặt, khăn tắm, hoặc áo gối với người khác.

Hãy rửa tay thật sạch sau khi bạn đã chạm vào mắt của một đứa trẻ bị đau mắt đỏ, và giục ngay những vật dụng như băng gạc, bông gòn sau khi đã sử dụng cho trẻ. Giặt khăn và ga trải giường trẻ đã dùng bằng nước nóng và không giặt cùng với quần áo của gia đình để tránh bị lây nhiễm.

Nếu bạn biết con mình dễ bị đau mắt đỏ do dị ứng, hãy đóng kín cửa chính và cửa sổ vào những ngày có nhiều phấn hoa bay trong không khí, lau dọn và hút bụi thường xuyên để loại trừ những tác nhân gây đau mắt đỏ trong nhà.

Phòng tránh đau mắt đỏ

Cách điều trị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ gây ra bởi vi-rút thường tự lành mà không cần điều trị. Nếu nghi ngờ rằng trẻ bị đau mắt đo bởi một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc nhỏ mắt hoặc kháng sinh cho trẻ.

Đôi khi việc thuyết phục trẻ chịu nhỏ mắt vài ngày một lần cũng là cả một vấn đề. Nếu gặp khó khăn, hãy nhỏ thuốc vào góc trong của mắt khi trẻ nhắm mắt – như thế, khi trẻ mở mắt ra, thuốc sẽ trôi vào trong mắt trẻ. Nếu bạn tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong việc nhỏ mắt cho trẻ, hãy hỏi bác sĩ về thuốc bôi kháng sinh. Bạn có thể bôi nó vào phần hai mi mắt gặp nhau, nó sẽ tan và trôi vào trong mắt trẻ.

Nếu trẻ bị đau mắt đỏ do dị ứng, bác sĩ có thể sẽ kê cho trẻ thuốc chống dị ứng. Những thuốc này thường ở dạng viên con nhộng, chất lỏng hoặc thuốc nhỏ mắt.

Chườm lạnh hoặc nóng và cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen  cũng có thể khiến trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể lau cạnh mắt bị đau nhẹ nhàng bằng nước ấm và gạc hoặc bông gòn. Việc này giúp loại bỏ những mảnh mủ đã khô lại vốn có thể khiến hai mi mắt của trẻ bị dính vào nhau khi thức dậy vào buổi sáng.

Khi nào thì nên gọi cho bác sĩ?

Nếu bạn nghĩ rằng con mình bị đau mắt đỏ, hãy gọi ngay cho bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị. Những chứng bệnh về mắt nghiêm trọng khác cũng có triệu chứng giống đau mắt đỏm vì vậy nếu trẻ bị đau quá mức, tầm nhìn bị thay đổi, sưng xung quanh mắt, hoặc nhạy cảm với ánh sáng thì bạn nên đưa bé đi kiểm tra ngay lập tức. Nếu đau mặt đỏ không giảm sau từ 2-3 ngày điều trị, hoặc sau một tuần không được điều trị, hãy gọi cho bác sĩ.

Nếu con bạn bị đau mắt đỏ và mắt ngày càng sưng, đỏ, đi kèm với sốt, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Những triệu chứng này chứng tỏ sự nhiễm trùng đã vượt khỏi màng kết và trẻ cần điều trị bổ sung ngay lập tức.

Xem thêm: Những chứng bệnh ở trẻ nhỏ mà bố mẹ nên biết