Con bạn có phát triển hợp lý không?

sự phát triển của con

Sự phát triển là gì?

Từ giây phút bố mẹ chào đón đứa con thân yêu của mình, bạn đã háo hức quan sát quá trình lớn lên của đứa trẻ, theo dõi từng cm chiều cao và đánh dấu từng cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Nhưng làm thế nào để biết rằng con bạn có phát triển hợp lý hay không?

Sự phát triển thể chất liên quan đến sự phát triển về chiều cao và cân nặng cũng như những sự thay đổi về cơ thể khi đứa trẻ lớn lên. Tóc mọc; răng mọc, rụng và mọc lại; và cuối cùng là đến giai đoạn dậy thì.

Tất cả đều là một phần của sự phát triển.

sự phát triển của con

Phát triển thế nào là bình thường?

Giai đoạn đầu đời

Năm đầu tiên trong cuộc đời của trẻ là khoảng thời gian có nhiều sự thay đổi lớn nhất. Đứa trẻ trung bình sẽ cao thêm 25 cm và nặng gấp 3 lần cân nặng khi vừa chào đời.

Vì những sự phát triển đáng kể như thế, nên nhiều bố mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi con của họ không tiếp tục phát triển vượt bậc như thế sau năm đầu tiên. Nhưng chẳng có đứa trẻ nào có thể tiếp tục nhịp độ phát triển như năm đầu tiên được.

>>> Xem thêm: 12 cách giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh

Giai đoạn trẻ em

Sau khi được 1 tuổi, sự phát triển về chiều cao của trẻ sẽ chậm đi đáng kể, và sau 2 tuổi, sự phát triển về chiều cao sẽ tiếp tục ở một tốc độ khá ổn định khoảng 6 cm một năm cho đến tuổi thành niên.

Tuy nhiên, chẳng có đứa trẻ nào có thể phát triển ở một tốc độ ổn định một cách hoàn hảo trong suốt thời thơ ấu của mình.

Hầu hết những đứa trẻ sẽ trải qua một vài tuần hoặc một vài tháng phát triển chậm hơn xen kẽ với những giai đoạn phát triển nhảy vọt. Trẻ em thường có xu hướng phát triển nhanh hơn một chút vào mùa xuân so với những khoảng thời gian khác trong năm.

>>> Xem thêm: Theo dõi sự phát triển của trẻ từ 2 đến 3 tuổi

Tuổi dậy thì

Một sự phát triển vượt bậc sẽ xảy ra vào tuổi dậy thì, thường giữa 8 đến 13 tuổi ở bé gái và 10 đến 15 tuổi ở bé trai. Tuổi dậy thì kéo dài khoảng 2 cho đến 5 năm.

Sự phát triển nhảy vọt này thường đi kèm với sự phát triển về sinh lý, bao gồm sự xuất hiện của lông mu và lông nách, sự phát triển của các cơ quan sinh dục, và ở bé gái là sự bắt đầu của kinh nguyệt.

Vào thời điểm các em gái được 15 tuổi và các em trai được 16 hay 17 tuổi, sự phát triển đi kém với tuổi dậy thì sẽ kết thúc và chúng sẽ đạt đến sự trưởng thành về thể chất.

Khám bác sĩ

Bắt đầu vào năm đầu tiên, trẻ nên đi khám bác sĩ định kỳ để được kiểm tra thường xuyên. Bác sĩ sẽ đo chiều cao và cân nặng của trẻ và so sánh với những đứa trẻ khác cùng lứa tuổi trên một biểu đồ phát triển.

Công cụ hữu hiệu này sẽ giúp bác sĩ xác định xem đứa trẻ có phát triển hợp lý hay không và có vấn đề gì hay không.

Bố mẹ nên làm gì?

Bạn có thể làm một số việc để đảm bảo con mình phát triển bình thường. Những yếu tố quan trọng liên quan đến sức khỏe của trẻ là:

  • Ngủ đủ giấc: Nhịp ngủ của trẻ sẽ thay đổi theo độ tuổi và cá nhân từng trẻ, nhưng hầu hết cần ngủ tring bình 10 đến 12 tiếng mỗi đêm. Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể có được sự nghỉ ngơi cần thiết để tiếp tục phát triển bình thường.
  • Dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ ăn uống cân bằng đầy đủ vitamin cần thiết và khoáng chất sẽ giúp trẻ phát triển tối đa.
  • Tập thể dục đều đặn: Béo phì là một vấn đề khá phổ biến ở trẻ hiện nay, vì vậy bố mẹ nên đảm bảo con mình ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Đi xe đạp, đi bộ, chơi thể thao và các hoạt động thú vị khác có tác dụng thúc đẩy trẻ vận động sẽ giúp trẻ có sức khỏe tốt và duy trì được một cân nặng hợp lý.

Trò chuyện với trẻ về sự phát triển

Nhận thức của bố mẹ

Những đứa trẻ khác nhau sẽ có sự phát triển khác nhau trong suốt thời thơ ấu của mình – cũng giống như người lớn, một vài đứa trẻ sẽ cao hơn hoặc thấp hơn.

Nhìn chung, bé gái sẽ đến tuổi dậy thì sớm hơn bé trai, mặc dù một vài bé gái sẽ chậm hơn bạn đồng trang lứa về sự phát triển ngực cũng như kinh nguyệt.

Tất cả những điều này đều rất bình thường. Chính vì vậy bố mẹ phải có tư duy thoải mái, cung cấp một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý cho con và chờ đợi con phát triển.

Không so sánh con với những đứa trẻ khác

Hãy tránh so sánh sự phát triển giữa anh chị em với nhau hoặc với những đứa trẻ khác. Tập trung quá nhiều sự chú ý về chiều cao chẳng hạn sẽ chỉ làm trẻ cảm thấy xầu hồ về kích thước của mình.

Hãy khuyến khích trẻ chấp nhận sự phát triển riêng của mình. Hãy giải thích rằng một vài đứa trẻ sẽ phát triển khác những đứa còn lại – và cuối cùng thì con cũng sẽ cao lớn như bạn thôi.

Giải đáp những thắc mắc của con

Trẻ thường có rất nhiều câu hỏi về sự phát triển của mình, từ tại sao răng của con lại rụng cho đến những vấn đề nhạy cảm và khó giải thích như sự phát triển của ngực hay sự chảy mồ hôi.

Hãy trả lời những câu hỏi này một cách thành thật hoặc thậm chí chủ động nói chuyện với trẻ về sự phát triển để giúp chúng hiểu rõ hơn về những thay đổi đang diễn ra. Việc này sẽ giúp trẻ đón nhận những thay đổi này một cách tích cực nhất.

Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi nói đến những chủ đề này, con bạn sẽ nghĩ rằng chắc là những thay đổi mà chúng đang trải qua là một thứ gì đó đáng xấu hổ và chúng sẽ không chia sẻ những lo lắng của mình với bạn.

Khiến trẻ tự tin hơn

Những đứa trẻ có chiều cao khiêm tốn thường bị bạn bè chọc và rất cần sự giúp đỡ để đối phó với chuyện này. Bạn có thể giúp bằng cách khiến trẻ tự tin hơn.

Ví dụ, mặc dù rất khó để những đứa trẻ thấp bé có thể tham gia vào đội bóng đá, hãy nhấn mạnh vào những môn thể thao thay thế như cầu lông hoặc bơi lội để giúp trẻ cảm thấy tốt hơn về bản thân mình và về thứ mà mình có thể làm được.

Những cô cậu bé tuổi teen thường quan tâm đến vấn đề hẹn hò, lái xe, và tham gia chơi thể thao. Việc cố gắng thấu hiểu được cảm giác của trẻ và thường xuyên giao tiếp cởi mở với trẻ là rất quan trọng.

Một cách khác để giúp con bạn tự tin hơn là khuyến khích các hoạt động không quá tập trung vào chiều cao hay cân nặng. Hãy lựa chọn những hoạt đồng đề cao tài năng đặc biệt hay đặc trưng cá nhân như âm nhạc, văn học hoặc hội họa.

Nếu bạn lo lắng con mình có vấn đề

Nhiều bậc phụ huynh thường lo lắng về sự phát triển của con mình, nhưng bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn khi biết rằng hầu hết những đứa trẻ thấp bé hoặc phát triển chậm một chút đều hoàn toàn khỏe mạnh bà bình thường.

Ví dụ, bố mẹ thấp thường sẽ có con thấp hơn và không phải mọi đứa trẻ đều phát triển ở một tốc độ như nhau.

Nếu lo lắng, việc đầu tiên bạn cần làm là tham khảo ý kiến của bác sĩ, những người sẽ có cái nhìn toàn diện về con bạn cũng như lịch sử gia đình bạn và nếu cần thiết, sẽ yêu cầu tiến hành những kiểm tra để xem có vấn đề y tế gì ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hay không.

Bác sĩ có thể sẽ quan sát sự phát triển của con bạn thường xuyên hơn dựa trên biểu đồ phát triển hoặc giới thiệu bạn đưa trẻ đến gặp một bác sĩ chuyên khoa nội tiết nhi để có những đánh giá sâu sắc hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *