Khi bé lớn, có thể nạp dinh dưỡng cho cơ thể từ thực phẩm bên ngoài thì mẹ phải cai sữa cho con và có chế độ ăn dặm hợp lý. Khi nào nên cai sữa cho con và kết hợp ăn dặm như thế nào là vấn đề rất nhiều mẹ băn khoăn. Những thông tin chia sẻ dưới đây sẽ giúp mọi người có được câu trả lời.
Khi nào nên cai sữa cho con
Cai sữa cho con là quyết định không hề dễ dàng đối với các mẹ. Không có khoảng thời gian chính xác nào tốt nhất để cai sữa mà còn tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mẹ. Mỗi mẹ có hoàn cảnh khác nhau, đôi khi bất đắc dĩ phải cai sữa con, như mẹ phải điều trị bệnh, đi làm xa, …
Các bác sĩ khuyến cáo tốt nhất cai sữa cho bé là 18-24 tháng tuổi, lúc này cơ thể bé có được sự phát triển hoàn thiện, cũng như có thể nhai nuốt tốt để nạp được dưỡng chất từ thực phẩm bên ngoài. Nếu không có lý do gì bắt buộc thì tốt nhất mẹ nên cho con bú tới 24 tháng tuổi.
Trong quá trình cai sữa mẹ không chọn cai sữa cho bé vào những thời điểm: bé bị ốm, thời tiết khó chịu, tinh thần của bé không được tốt,..như vậy bé sẽ khó khăn khi cai và ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển tinh thần, thể chất. Lưu ý mẹ khi cai sữa cho con và kết hợp ăn dặm để đảm chất dinh dưỡng cho con.
Những cách cai sữa cho con
Chuẩn bị tâm lý cho bé trước trước khi cai
Trước tiên mẹ phải chuẩn bị tâm lý cho con và cả mẹ, nếu không thì cả 2 sẽ cảm thấy hụt hẫng. Mẹ hãy xác định thời gian mình sẽ cai sữa và thông báo cho con ít nhất trước 2 tháng.
Mẹ hãy thủ thỉ với con: “thời gian tới con sẽ không cần ti mẹ nữa, con có thể uống sữa bằng bình, bằng cốc như các anh chí”. Tránh trường hợp cai đột ngột bé sẽ cảm thấy khó chịu.
Ví dụ gần đến tháng cai sữa, bình thường mẹ cho con ti 6-8 cữ, thì mẹ giảm dần xuống 5-4 lần. Như vậy khi đến thời gian cai sữa chính thức thì bé sẽ bỏ ti mẹ rất dễ dàng, không tốn quá nhiều “nước mắt của mẹ và con”.
Hoá trang bầu ngực của mẹ
Đây là cách các mẹ có thể dán băng keo, râu bắp, tóc, thoa son môi…lên bầu ngực, khiến cho em bé sợ không đòi ti mẹ.
Bôi thuốc lên ti mẹ
Mẹ có thể sử dụng các loại thuốc, thực phẩm có vị khó chịu thoa lên đầu ti, khi bú bé sẽ cảm thấy đắng và không thèm bú nữa. Tuy nhiên ở phương pháp này các mẹ cần lưu ý chọn thực phẩm, thuốc an toàn cho bé.
Làm thay đổi mùi vị sữa mẹ
Mẹ có thể sử dụng các thực phẩm có mùi nặng để làm thay đổi mùi của sữa như tỏi,… Khi đó bé bú sẽ cảm nhận mùi khó chịu và không muốn bú nữa.
Cai sữa cho con và kết hợp ăn dặm
Trước khi cho con bước vào thời điểm cai sữa chính thức thì mẹ tập cho bé ăn dặm, để con có thể làm quen với thức ăn bên ngoài.
Với những bé khoảng 6 tháng ăn cháo, rau, củ được xay mịn. Trẻ từ tháng thứ 7 đến hết tháng thứ 9 ăn cháo đặc hơn, không cần rây, chỉ cần ninh nhuyễn, còn rau củ quả chỉ cần xay và mẹ có thể cho bé ăn ít thịt cá. Bé từ tháng 10-tháng 12 bắt đầu ăn cơm nát, thịt cá có thể xé, băm nhỏ cho trẻ nhai.
Khi đến gần thời điểm bỏ bú thì mẹ có thể tăng dần lượng ăn dặm, để con dần bú ít lại. Đến thời điểm cai sữa chính thức thì mẹ cho bé ăn dặm nhiều hơn, đa dạng thực phẩm, kết hợp với bữa phụ. Khi đó bé sẽ cảm thấy thích thú với những thực phẩm mới, ăn no, ít nhớ tới ti mẹ.
Hy vong chia sẻ trên về thời điểm cai sữa và cách cai sữa cho con và kết hợp ăn dặm giúp mẹ có được thông tin hữu ích.
Xem thêm: Những vấn đề về sữa mẹ: Thiếu hoặc thừa sữa