Ngoài chuyện thay tã, cho con bú, thì việc tắm cho em bé sơ sinh như thế nào cho đúng, đảm bảo an toàn cũng là điều khiến cho các ông bố bà mẹ quan tâm. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ chuẩn bị và cách tắm cho trẻ sơ sinh.
1. Chuẩn bị khi tắm cho trẻ sơ sinh
Để quá trình tắm cho trẻ sơ sinh diễn ra nhanh gọn, đảm bảo an toàn thì các mẹ cần chuẩn bị:
- Hai thau tắm bé: thau tròn nhỏ và thau chuyên dụng để tắm cho bé.
- Đồng hồ đo nhiệt độ nước tắm. Đôi khi các mẹ dùng tay cảm nhận sẽ không chính xác. Da em bé non hơn da người lớn nên tốt nhất các mẹ dùng đồng hồ đo nhiệt độ.
- Dầu tắm và gội cho trẻ sơ sinh.
- Gạc cồn
- Dung dịch natri clorid nhỏ mắt cho bé
- Tăm bông
- Khăn bông
- Khăn sữa
- Khăn quấn bé
- Bộ quần áo bé
- Mủ
- Tã dán
- Quần vải mặc tã dán- (mẹ nên dán tã dán vào quần sẵn trước để sau khi tắm bé xong, thì mẹ có thể mặc cho bé ngay, tránh để cho bé bị lạnh)
- Bao tay
- Bao chân
- vệ sinh rốn
- Gói gạc rốn
2. Cách tắm cho bé chưa rụng rốn
Mẹ vệ sinh 2 thau tắm cho bé, sau đó cho nước vào, rồi để đồng hồ đo nhiệt độ nước vào để có thể theo dõi. Nhiệt độ nước thích hợp tắm cho bé mùa hè khoảng 36 độ C, mùa đông khoảng 37 độ.
Đặt khăn lông lên mặt phẳng gần nơi các mẹ chuẩn bị tắm cho bé.
Tắm phần đầu
Đặt em bé nằm lên trên khăn lông sau đó cởi đồ bé ra, để tã và dùng khăn bông quấn phần thân dưới của bé. Tư thế bồng bé, 1 tay bợ đầu em bé (đầu em bé nằm gọn trong lòng bàn tay, lưng em nằm trên cẳng tay và khuỷu tay bạn kẹp xát mông bé vào hông).
Tay còn lại lấy khăn sữa nhúng vào thau nước ấm vắt khô xơ sau đó lau mắt, mũi cho bé. Sau đó xả lại khăn bằng nước ấm rồi lau mặt, vành tai ngoài, vành tai sau.
Tiếp đến là bước đội đầu. Dùng ngón cái và ngón giữa đậy 2 nắp tai của bé lại, lấy khăn sữa nhúng vào thau nước ấm, rồi thoa lên đầu làm ướt tóc bé. Sau đó cho ít dầu gội lên khăn thoa đều lên đầu rồi gội đầu cho bé, gội xong lấy khăn nhúng nước ấm để lau sạch dầu gội, rồi dùng khăn lau khô tóc cho bé.
Tắm phần thân
Bước tiếp theo tắm thân trên cho bé. Mọi người giữ nguyên tư thế bé ở trên, sau đó lấy ít sữa tắm thoa lên cổ, ngực, tay và lòng bàn tay của bé. Lấy khăn nhúng nước ấm lau sạch, rồi dùng khăn nhúng nước ở chậu thứ 2 lau sạch cho bé.
Sau đó đặt bé lên bàn, lau khô thân trên, bỏ khăn quấn ra và tắm thân dưới cho bé.
Tiếp đến tắm thân dưới cho bé. Sử dụng chậu nước ấm nhỏ, đặt bé vào chậu nước sao cho nước không làm ướt rốn bé, cho ít sữa tắm vào tay và thoa vào lưng, bụng, bẹn, chân, bộ phận sinh dục, và dùng khăn thấm nước lau sạch. Sau đó đặt bé vào chậu thứ 2, lau sạch, rồi cho bé qua khăn và lau khô. Chú ý lau khô các nếp gấp ở cổ, bẹn cẩn thận để bé không bị hăm.
Sau khi tắm
Lau khô xong mặc áo vào cho em bé. Tiếp đến mẹ vệ sinh rốn cho bé, lấy tăm bông thấm cồn 70 độ, bôi sát trùng xung quanh chân rốn bé, kéo từ dưới lên không làm ngược lại.
Sau đó dùng gạc mỏng gói rốn bé, nếu rốn khô thì không cần, để khô thoáng thì rốn sẽ càng mau rụng.
Bước tiếp theo nhỏ mắt cho bé. Đặt 2 miếng gạc gòn khô 2 bên mắt bé, lấy nước muối nhỏ mắt cho bé, mỗi bên một giọt, sau đó dùng 2 miếng gạc để lau phần nước muối chảy ra ngoài.
Tiếp đến mặc tã, đeo bao tay, bao chân, đội mũ và dùng khăn mỏng quấn em bé để giữ ấm.
3. Cách tắm trẻ sơ sinh đã rụng rốn
Gội đầu, rửa mặt
Đặt khăn bông lên mặt phẳng, rồi đặt bé lên trên, cởi quần áo ra và lấy khăn quấn bé lại, chừa cổ và đầu.
Nhẹ nhàng bế bé đến vị trí đặt thau tắm. Bạn ngồi trên tấm đòn, đặt bé lên đùi. Tay trái đỡ gáy bé, tay phải nhúng khăn xô vào nước ấm vắt sơ, lau sạch mắt, tai, mặt con.
Tiếp đến nhúng khăn vào nước ấm, rồi thoa lên đầu làm ước tóc con. Lấy ít dầu gội thoa lên đầu con, rồi dùng tay xoa, massage nhẹ nhàng gội đầu cho con.
Sau đó, dùng khăn sữa nhúng vào chậu nước ấm lau sạch dầu gội trên đầu con. Lấy khăn nhúng thau nước ấm sạch khác để lau lại cho sạch hoàn toàn dầu gội. Rồi dùng khăn xô nhỏ lau khô đầu cho bé.
Tắm toàn bộ người
Tiếp đến để bé nằm trên đùi cởi khăn ra, nhúng chân em bé xuống nước trước, sau đó từ từ đưa em bé nằm xuống nước, nước ngập đến ngực em bé (như vậy em bé sẽ đỡ sợ). Đặt khăn mỏng lên ngực bé, cho ít sữa tắm lên sau đó lau cổ, hai bên ngực,kẽ ngón tay, bẹn, bộ phận sinh dục .
Sau đó tay nâng phần ngực, tay nâng phần mông và đưa bé nằm úp xuống. Sau đó một tay giữ ngực cổ, một tay nhè khoác khăn tắm lên lưng, cho ít xà phòng lên, sau đó rửa phân gáy, nách, lưng, mông cho bé.
Tiếp đen đó cho em bé qua chậu nửa sạch, tắm sơ lại cho cho sạch xà phòng.
Sau đó cho bé qua khăn, cuộn khăn lại vào lau khô người.
Lau xong, mẹ mặc áo cho em bé. Tiếp đến bôi kem chống hăm, rồi mặc bỉm cho bé và mặc quần, đeo bao tay, bao chân, độ mủ.
4. Một số lưu ý khi tắm cho em bé
Thời điểm và môi trường tắm
Mẹ không nên tắm bé vào sáng sớm hoặc buổi tối. Thời điểm tắm cho em bé sơ sinh tốt nhất là buổi sáng từ 9-10h, buổi chiều từ 15-16h.
Thời gian tắm của bé tối đa khoảng 5 phút.
Nhiệt độ của phòng tắm khoảng 28-30 độ C, tránh gió lùa. Nhớ đậy kín cửa sổ phòng tắm.
Mỗi ngày tắm cho con 1 lần là được, không nên tắm nhiều lần cho bé vì sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên của làn da trẻ, làm giảm khả năng tự bảo vệ của da.
Nhiệt độ nước tắm cho bé mùa hè khoảng 36 độ C, còn vào mùa đông khoảng 37 độ C.
Những lưu ý khác
Các mẹ lưu ý đừng bao giờ buông tay khỏi trẻ trong khi tắm vì có thể dẫn đến những tai nạn nguy hiểm.
Trẻ sơ sinh thường sẽ phản ứng khó chịu với những lần tắm đầu tiên, và thường sẽ khóc to tiếng. Nhưng mẹ đừng lo dần dần con sẽ quen, một số bé thậm chí thích thú hơn với việc tắm.
Trẻ sơ sinh bị lạnh rất là nhanh, nên bạn hãy phủ khăn ấm lên vùng vừa tắm xong để giữ trẻ ấm nhất có thể ,
Khi tắm đừng cọ rửa quá mạnh, vì da trẻ mới sinh còn rất non nớt dễ bị kích ứng. Mẹ, bố hay bà chú ý phải cắt ngắn gọn móng tay để tránh làm tổn thương làn da bé khi tắm.
Không nên cho trẻ tắm ngay sau khi vừa mới ăn no.
Đối với ngày thời tiết lạnh, nhiệt độ dưới 10 độ không nên tắm cho bé, nhưng mẹ dùng khăn nhúng nước ấm lau rửa mặt, mũi, tai, nếp gấp ở cổ, nạch, bẹn, bộ phận sinh dục cho bé.
Khi tắm kiểm tra rốn bé và quan sát tình trạng rốn. Khi rốn có mùi hôi, vùng da xung quanh sưng đỏ, thì các mẹ hãy đưa bé đi khám để được các bác sĩ kiểm tra.
Xem thêm: Chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh và mẹ