Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh vô cùng phổ biến, ba mẹ cần nắm vững các kiến thức về chăm sóc trẻ bị tiêu chảy để tránh tình trạng bệnh diễn biến ở một mức độ nặng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước.
1. Nguyên nhân
Tiêu chảy chính là cách cơ thể tự loại bỏ vi trùng và hầu hết các đợt kéo dài từ vài ngày đến một tuần.
Một số nguyên nhân tiêu chảy phổ biến ở trẻ sơ sinh chính là do nhiễm virus như Nhiễm virus như rotavirus, vi khuẩn như salmonella và hiếm khi là ký sinh trùng như giardia. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ.
Ngoài ra các nguyên nhân như ruột bị kích thích, dị ứng với thực phẩm, hệ thống đường ruột yếu,… cũng có thể gây nên hiện tượng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Hoặc một vài nguyên nhân khác như ngộ độc thực phẩm, đối với nguyên nhân này, các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng bao gồm nôn mửa và có xu hướng được hóa giải trong vòng 24 giờ.
Triệu chứng
- Đi cầu nhiều lần, phân lỏng, màu vàng hoặc xanh, có thể kèm đàm, máu hay phân sống (thức ăn không tiêu).
- Cùng với phân lỏng hoặc nước, các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus thường bao gồm nôn mửa, đau dạ dày, đau đầu và sốt.
- Mót rặn khi đi cầu là biểu hiện rất đặc trưng của kiết lỵ.
Việc bị tiêu chảy, sẽ dẫn đến trẻ mệt mỏi, biếng ăn, nằm li bì, trở nên kém linh hoạt và dễ cáu gắt hơn.

2. Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
Chế độ ăn uống
Để chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách, các bậc phụ huynh cần lưu ý cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng bình thường, không nên vì sợ trẻ đi tiêu nhiều mà bắt trẻ nhịn ăn, có thể dễ dẫn đến hiện tượng cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng.
Hãy để trẻ bú bình thường và có thể chia ra thành nhiều bữa ăn với số lượng nhỏ hơn.
Cấp nước
Đặc biệt, khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy, điều quan trọng là cần bù nước và điện giải bằng đường uống cho trẻ, bù lại lượng nước đã mất do trẻ đi tiêu nhiều lần, và phương pháp tốt nhất chính là cho trẻ uống nhiều nước.
Sau mỗi lần đi tiêu, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ dùng dung dịch muối đường, nếu trẻ có dấu hiệu nôn ra thì nên cho liều lượng ít lại và tăng số lần một ngày lên. Cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu như sốt, phân có lẫn máu, nôn nhiều, khát hoặc rất khát và không có chuyển biến tốt dù đã qua 2 ngày điều trị.
Bệnh tiêu chảy nhìn qua tưởng chừng rất đơn giản nhưng thực chất nó có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng như tử vong trong thời gian ngắn. Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý tình trạng của con trẻ khi trẻ bị tiêu chảy.
Hy vọng bài viết đã có thể mang lại cho các bậc phụ huynh những kiến thức hữu ích về kiến thức của căn bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ và cách để xử lý và chăm sóc trẻ bị tiêu chảy.