Trẻ nhỏ có sức đề kháng rất yếu nên rất dễ mắc các loại cảm ở trẻ em. Nó gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng khác nếu các bậc phụ huynh không phát hiện kịp thời và có những cách chăm sóc trẻ phù hợp. Hãy theo dõi bài viết sau đây để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để nhận biết và đối phó với các loại cảm này nhé
1. Các loại cảm ở trẻ
Cảm lạnh
Đây là một trong các loại cảm ở trẻ thường xuyên mắc phải. Có hơn 200 loại vi-rút khác nhau có thể gây nên cảm lạnh ở bé, nhưng thủ phạm phổ biến nhất hiện nay chính là rhinovirus. Các trẻ nhỏ thường rất dễ bị cảm lạnh, trung bình mỗi bé có thể mắc bệnh cảm lạnh từ 5 đến 10 lần mỗi năm và kéo dài khoảng 10 ngày.
Khi bị cảm lạnh, trẻ thường có biểu hiện ho , nghẹt mũi, trẻ nhỏ hay quấy khóc, khó ngủ,… Lúc đầu, họng bị đau do chất nhầy tích tụ, sau đó triệu chứng đau họng giảm đi, nước mũi được hình thành và chảy dịch từ mũi xuống họng. Virus gây ra cảm lạnh có thể ảnh hưởng đến hoạt động của xoang, họng, phế quản và tai của trẻ. Cảm lạnh cũng có thể gây nên tình trạng tiêu chảy và nôn mửa.

Cảm cúm
Trong các loại cảm ở trẻ thường mắc phải, mọi người thường hay nhầm lẫn giữa cảm cúm và cảm lạnh là hai chứng bệnh giống nhau. Tuy nhiên, cảm cúm lại thường có biểu hiện nặng hơn cảm lạnh như sốt trên 38 độ, ớn lạnh và đổ mồ hôi, có thể ho khan, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau nhức cơ bắp đặc biệt là ở tay và chân, cơ thể cảm giác mệt mỏi và suy yếu.
Bệnh cảm cúm có thể xuất phát do nguyên nhân người bệnh hắt hơi/ho làm phát tán virus vào tay, chân, quần áo, các đồ vật xung quanh và trẻ vô tình tiếp xúc với virus thông qua các vật dụng nói trên khiến cho virus xâm nhập vào cơ thể.

>>> Xem thêm: Bé bị cảm hay bị cúm?
2. Cách chăm sóc trẻ khi bị cảm
Khi trẻ mắc bệnh cảm cúm, các bậc phụ huynh cần có những biện pháp cách ly để phòng tránh lây nhiễm cho những người khác, nên hạn chế trẻ ra khỏi phòng và nếu cần ra ngoài, hãy đeo khẩu trang cho trẻ nhỏ. Cha mẹ nên hạn chế người thăm hỏi, tiếp xúc với trẻ khi không thật sự cần thiết. Phối hợp dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho hoặc thuốc kháng sinh nhưng nên theo chỉ thị của bác sĩ và các nhân viên y tế.
Vệ sinh mắt, mũi, họng
Nên vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0.9%, theo dõi thân nhiệt, nhịp thở và tình trạng tím da, môi, đầu ngón tay ở trẻ.
Chú ý dinh dưỡng
Ưu tiên cho trẻ dùng các thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu như cháo, bột, sữa và uống nhiều nước nhất là các loại nước hoa quả chứa nhiều vitamin C.
Giữa ấm khi trời lạnh
Hãy luôn giữ ấm cho trẻ nhất là khi thời tiết trở lạnh, chọn những loại vải mềm, thấm hút mồ hôi tốt và đảm bảo vệ sinh da cho trẻ.
Hãy để trẻ nghỉ ngơi
Điều đặc biệt là cần để trẻ được nghỉ ngơi, tránh làm ồn. Giai đoạn này là giai đoạn trẻ cần được ngủ nhiều hơn bình thường, giúp cơ thể được nhanh chóng hồi phục hơn. Khi ngủ, các bậc phụ huynh có thể đặt gối đầu của trẻ cao hơn một chút để chất nhầy chảy ra ngoài, giúp trẻ dễ thở hơn.
Hi vọng qua bài viết trên đã có thể cung cấp cho các bậc phụ huynh thêm những kiến thức về các loại cảm ở trẻ và cách chăm sóc trẻ đúng cách, để con bạn luôn khỏe mạnh và phát triển một cách thuận lợi.
Xem thêm: Bé đang bị cảm hay dị ứng?