Bớt bẩm sinh trên da bé

bớt bẩm sinh trên da bé

Da trẻ sơ sinh thường xuất hiện những nốt mụn hoặc vết đốm mà khi thích ứng với cuộc sống bên ngoài tử cung thì chúng sẽ nhanh hết thôi. Bớt trên da cũng thường thấy ở giai đoạn lúc mới sinh hoặc sau khi chào đời không lâu. Có nhiều loại bớt có thể không nhìn thấy nhưng cũng có những loại dễ nhận ra và làm cho chúng ta xấu xí, nhưng bất kể là bớt có to hay nhỏ thì chúng cũng có thể làm chúng ta khó chịu.

bớt bẩm sinh trên da bé

Bớt có thể phẳng lì hoặc lồi, mép bớt có thể bình thường hoặc bất thường, và có nhiều màu khác nhau từ màu nâu, nâu sạm (nâu cam), đen, hoặc xanh nhạt đến màu hồng, đỏ, hoặc tím. Có hai loại bớt chính đó là bớt mạch máu (chẳng hạn như u mạch máu, bớt rượu vang đỏ, và bớt “cò mổ”) và bớt sắc tố (chẳng hạn như nốt rùi, bớt cà phê sữa, và bớt Mông Cổ).

Hầu hết các vết bớt bẩm sinh trên da bé đều không có hại gì và thậm chí nhiều vết bớt cũng có thể tự hết hoặc teo nhỏ lại theo thời gian. Tuy nhiên, đôi khi cũng có nhiều vết bớt liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác, vì vậy bạn nên nói chuyện với bác sĩ để xem liệu con mình có thuộc trường hợp đó hay không nhé.

1. Nguyên nhân gây ra bớt

Không thể phòng tránh được bớt bẩm sinh trê da bé và các vết bớt cũng không phải do đã làm một thứ gì hoặc do không làm một điều gì trong suốt quá trình thai nghén.

Chuyện mê tín “bớt trên da con” là do ảnh hưởng hoặc do thức ăn trong lúc mẹ mang thai là không đúng. Người ta vẫn chưa hiểu được nguyên nhân của hầu hết các vết bớt, có thể là do di truyền, nhưng thường thì không phải thế, và thường không liên quan gì đến tổn thương da khi sinh cả.

2. Các loại bớt

Dựa vào nguyên nhân hình thành mà người ta có thể phân biệt được hai loại bớt chính.

  • Bớt mạch máu (mạch máu) xảy ra khi các mạch máu tạo ra không đúng – hoặc có quá nhiều mạch máu hoặc các mạch máu to hơn mức bình thường.
  • Bớt sắc tố do các tế bào hình thành sắc tố trên da phát triển quá mức gây ra.

Bớt mạch máu

Các bớt mạch máu thường thấy nhất là bớt có chấm, u máu, và bớt rượu vang đỏ:

– Bớt có chấm

Cũng được gọi là bớt hồng cam, nụ hôn thiên thần, hoặc vết cò mổ, những vết bớt đỏ nhạt này là loại bớt mạch máu thường thấy nhất.

Chúng thường xuất hiện trên trán hoặc trên mí mắt, sau cổ, hoặc trên mũi, môi trên, hay sau đầu.

Các vết bớt này có thể nhìn rõ hơn khi em bé khóc và hầu hết thường phai đi khi trẻ từ 1 đến 2 tuổi, mặc dù cũng có một số kéo dài đến tuổi trưởng thành.

– U mạch máu

U mạch máu được xem là vết bớt cạn khi xuất hiện trên bề mặt da (“bớt dâu tây”) và sâu khi xuất hiện sâu hơn bên dưới mặt da.

Các vết bớt này có thể hơi u nhẹ; có màu đỏ tươi và đôi khi mất một vài ngày hoặc một vài tuần sau khi sinh mới có thể nhìn thấy được. U mạch máu sâu có thể hơi xanh bởi những chúng gồm nhiều mạch máu nằm ở lớp da sâu hơn.

U mạch máu phát triển rất nhanh trong khoảng 6 tháng đầu đời của trẻ, và thường teo nhỏ hoặc biến mất vào giai đoạn trẻ từ 5 đến 9 tuổi. Một số u mạch máu, nhất là những vết lớn hơn, có thể để lại sẹo khi teo rút lại có thể được chỉnh sửa bằng phẫu thuật tạo hình nhỏ.

Hầu hết các u mạch máu đều xuất hiện ở đầu hoặc cổ, mặc dù có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, và có thể gây biến chứng nếu xuất hiện ở những nơi làm cho mắt, miệng, mũi hoặc các chức năng khác trên cơ thể hoạt động khó khăn hơn.

– Bớt rượu vang đỏ

Bớt rượu vang đỏ là những vùng da bị đổi màu trông giống như rượu vang bị đổ trên cơ thể, thường thấy nhất là trên mặt, cổ, cánh tay, hoặc cẳng chân. Các bớt rượu vang đỏ có rất nhiều kích cỡ, nhưng chúng chỉ sẽ to lên khi trẻ phát triển.

Những vết bớt này thường dần trở nên đen sạm và có thể dày hơn và sờ cứng như đá sạn ở tuổi trung niên nếu không được điều trị. Chúng sẽ chẳng bao giờ tự hết được. Những bớt gần mắt phải được chẩn đoán, ước định có thể xảy ra nhiều biến chứng liên quan đến mắt hay không.

Nguyên nhân gây ra bớt

Bớt sắc tố

Các loại bớt sắc tố thường thấy nhất là bớt cà phê sữa, bớt Mông Cổ, và nốt ruồi:

– Bớt cà phê sữa

Những vết bớt rất thường thấy này có màu cà phê sữa, nên tên gọi của chúng xuất phát từ đó. Bớt cà phê sữa có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và đôi khi xuất hiện nhiều hơn khi trẻ lớn lên.

Bản thân của bớt cà phê sữa này không phải là vấn đề gì nhưng bạn cũng nên cho trẻ đến khám bác sĩ nếu thấy nhiều bớt lớn hơn một phần tư cơ thể, có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ thần kinh (bệnh di truyền làm phát triển mô thần kinh của tế bào bất thường).

– Bớt Mông Cổ

Những vết bớt phẳng, xanh xám này thường xuất hiện trên vùng thắt lưng hoặc trên mông. Chúng thường thấy nhất đối với người có da sạm màu hơn, chẳng hạn như trẻ em Châu Á.

Các bớt Mông Cổ này thường phai đi – thường thì sẽ nhạt màu hoàn toàn – vào lúc trẻ đi học mà không cần phải chữa trị gì.

– Nốt ruồi

Nốt ruồi là một thuật ngữ chung để chỉ vết chàm nâu. Hầu hết người ta đều có nốt ruồi vào một lúc nào đó trong đời.

Nốt ruồi xuất hiện lúc mới sinh được gọi là chàm bẩm sinh và sẽ tồn tại mãi đến suốt đời. Các vết chàm bẩm sinh lớn hoặc cực lớn rất có thể phát triển thành ung thư da (u hắc tố) về sau.

Các nốt ruồi nhỏ hơn có thể làm tăng nguy cơ ít. Nốt ruồi có thể màu nâu sạm, màu nâu, hoặc đen; phẳng hay lồi; và nhiều nốt ruồi cũng có thể mọc lông trong đó.

3. Khi nào nên gọi điện cho bác sĩ

Bác sĩ sẽ khám, đánh giá một vết bớt nào đó khi nó xuất hiện lần đầu tiên để xác định xem bớt thuộc loại nào và cần phải có chế độ theo dõi và phương pháp điều trị như thế nào, nếu có. Bạn nên gọi điện cho bác sĩ nếu thấy bớt bị xuất huyết, bị đau, ngứa, hoặc trở nên bị nhiễm trùng.

Cũng giống như bất kỳ một chấn thương chảy máu nào, bạn nên rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước, sau đó dùng một băng gạc thấm, và đè cứng vùng da tổn thương cho đến khi nào cầm máu. Nếu vẫn còn chảy máu thì bạn nên gọi điện cho bác sĩ.

Các vết loét hở đôi khi là do u mạch máu gây ra và có thể bị nhiễm trùng. Bớt sắc tố hiếm khi gây ra các vấn đề khác, mặc dù các nốt ruồi suốt cuộc đời nên được kiểm tra về thay đổi kích cỡ, màu sắc, bề mặt, có thể là bình thường hoặc có thể là một dấu hiệu của chứng ung thư da.

Khi nào nên gọi điện cho bác sĩ

4. Điều trị vết bớt

Bớt mạch máu

Các vết bớt mạch máu có thể được chữa lành ngoại trừ các vết bớt có chấm, thường sẽ có thể tự phai đi; những bớt ở sau cổ có thể khó trị hơn nhưng không dễ bị nhìn thấy.

Các bớt rượu vang đỏ và một số u mạch máu nào đó có thể làm cho trẻ cảm thấy ngượng và xấu xí.

  • Các u mạch máu thường được để yên, bởi chúng thường teo nhỏ lại vào giai đoạn bé 9 tuổi. Các u mạch máu lớn hơn hoặc nguy hiểm hơn thường được điều trị bằng xtê-rô-ít.
  • Người ta thường lựa chọn phương pháp điều trị bớt rượu vang đỏ bằng tia la-ze.

Bớt sắc tố

Bớt sắc tố thường được để yên, trừ nốt ruồi và, đôi khi cũng có cả bớt cà phê sữa.

  • Các nốt ruồi – nhất là các vết chàm bẩm sinh lớn hoặc cực lớn – đôi khi được tẩy bỏ bằng phẫu thuật, mặc dù những bớt lớn hơn cũng có thể khó có thể tẩy được.
  • Các bớt cà phê sữa có thể được tẩy bằng tia la-ze nhưng thường sẽ tái phát trở lại.

Hầu hết các vết bớt đều nhạt màu đáng kể sau một vài lần điều trị bằng la-ze “xung nhuộm màu tia”, mặc dù một số vết bớt có thể táp phát trở lại và cần được điều trị lại.

Phương pháp điều trị bằng tia la-ze thường được bắt đầu ở giai đoạn sơ sinh lúc mà vết bớt và các mạch máu còn nhỏ hơn. Các vết bớt trên đầu và cổ là những bớt phản ứng tích cực nhất đối với phương pháp điều trị bằng tia la-ze. Cách trang điểm mờ đặc biệt cũng có thể che bớt vết bớt rượu vang đỏ.

Giúp trẻ đối phó với bớt

Người ta có thể bàng hoàng khi lần đầu tiên nhìn thấy vết bớt bẩm sinh trên người của bé sơ sinh. Không ai là toàn vẹn cả, tuy vậy nhiều người cũng vẽ nên một hình ảnh hoàn hảo về đứa con của mình trong đầu.

Nếu bớt rất dễ nhìn thấy thì người ta cũng có thể thắc mắc hoặc có thể nhìn chằm chằm vào đó, điều đó có thể rất bất lịch sự. Bạn cũng nên chuẩn bị câu giải thích đơn giản để đối phó với các tình huống tương tự như thế. Hầu hết người ta không có ý gì xấu, nhưng bạn cũng nên cho họ biết nếu họ làm điều gì đó quá lố.

Thậm chí là từ lúc nhỏ, trẻ đã được quan sát cách bố mẹ phản ứng các tình huống như thế. Đây cũng là cách dạy cho trẻ biết cách đối phó với phản ứng của người khác. Nói chuyện cởi mở và dễ hiểu cho trẻ nghe về bớt giúp trẻ dễ chấp nhận về bớt hơn xem như một bộ phận khác trên cơ thể của mình vậy, chẳng hạn như màu tóc.

Và bạn nên tập cho trẻ trả lời ngắn gọn khi được hỏi về vết bớt của mình như sau: “Đó chỉ là cái bớt thôi mà. Nó bẩm sinh thôi.” Điều quan trọng nữa là trẻ cũng nên được hỗ trợ và động viên của người thân trong gia đình và bạn bè – những người đối xử bình thường với chúng.