Ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa rõ khi nào thì bé bắt đầu mơ trong khi ngủ, nhưng ngay cả những bé nhỏ cũng có thể nói về việc nằm mơ – những giấc mơ đẹp và những giấc mơ đáng sợ. Trong khi hầu hết mọi trẻ em đều thỉnh thoảng gặp những cơn ác mộng đáng sợ, ác mộng thường xảy ra nhiều nhất trong khoảng thời gian trước khi bé bắt đầu đi học, khi mà nỗi sợ bóng tối bắt đầu hình thành. Nhưng những trẻ lớn hơn (và ngay cả người lớn) thỉnh thoảng cũng mơ thấy ác mộng khi ngủ.
Chúng ta không thể hoàn toàn phòng ngừa những cơn ác mộng cho bé, nhưng bố mẹ có thể chuẩn bị cho bé một giấc ngủ bình yên vào buổi tối. Bằng cách đó, khi ác mộng xuất hiện, một chút an ủi và vỗ về từ bạn có thể giúp bé bình tâm trở lại một cách nhanh chóng.
Giúp bé vượt qua những nỗi sợ thường thấy ở trẻ nhỏ cũng sẽ giúp bé có sự chuẩn bị để vượt qua những thứ đáng sợ khác có thể xảy ra không tương lai.
Làm gì khi ác mộng xảy ra?
Ác mộng – cũng giống như hầu hết những giấc mơ – xảy ra trong giai đoạn ngủ khi mà não hoạt động rất tích cực và phân loại những trải nghiệm và thông tin mới để học và ghi nhớ. Những hình ảnh sống động mà não đang xử lý thật đến nổi chúng có thể gây ra những cảm xúc mạnh mẽ.
Giai đoạn ngủ này thường được biết đến với tên gọi “Ngủ động mắt nhanh” hoặc REM bởi vì mắt chuyển động rất nhanh bên dưới mi mắt. Những cơn ác mộng thường có xu hướng xảy ra vào nửa sau của giác ngủ trong đêm, khi mà những khoảng thời gian REM dài hơn.
Khi bé bị một cơn ác mộng đánh thức, những hình ảnh của nó vẫn còn rất sống động và rõ ràng. Vì vậy, theo lẽ tự nhiên bé sẽ cảm thấy sợ và buồn và gọi bố mẹ để được an ủi.
Vào độ tuổi trước khi đến trường, trẻ bắt đầu hiểu rằng ác mộng chỉ là một giấc mơ – và điều đang xảy ra không có thực và không thể làm hại chúng. Nhưng biết được điều đó cũng không giúp chúng không sợ hãi khi ác mộng xảy ea. Ngày cả những trẻ lớn hơn cũng cảm thấy sợ khi thức dậy từ một cơn ác mộng cà cũng cần sự an ủi, vỗ về của bố mẹ.
Nguyên nhân của ác mộng
Chẳng ai biết chính xác điều gì đã gây ra những cơn ác mộng mà bé gặp phải. Những giấc mơ – và ác mộng – dường như là một cách để trẻ xử lý những ý nghĩ và cảm xúc của mình về những tình huống mà chúng gặp phải, và để tìm cách vượt qua những lo lắng.
Do một sư thay đổi đột ngột
Trong hầu hết các trường hợp bé gặp ác mộng thường xảy ra mà không có nguyên nhân nào rõ ràng. Đôi khi chúng xảy ra khi một đứa trẻ bị căng thẳng hoặc có sự thay đổi nào đó đang diễn ra. Những sự kiện hoặc tình huống có thể tạo ra cảm giác bất an – như chuyển nhà, chuyển trường, bố mẹ cãi nhau – cũng có thể được phản ánh trong những giấc mơ của bé.
Sang trấn tấm lý
Đôi khi ác mộng thường xảy ra như một phần của phản ứng của bé đối với những sang chấn tâm lý – như một thiên tai, tai nạn hoặc chấn thương. Đối với một vài trẻ, đặc biệt là những đứa có trí tưởng tượng tốt, đọc truyện hoặc xem phim kinh dị trước khi ngủ cũng có thể gây ra ác mộng.
Nỗi sợ
Chủ đề của những cơn ác mộng bé gặp phải thường có xu hướng phản ánh bất cứ thứ gì mà trẻ đang trải qua ở độ tuổi ấy, đó có thể là sự đấu tranh với những cảm xúc hung hăng, sự độc lập, hoặc nỗi sợ xa bố mẹ. Nhân vật của những cơn ác mộng bao gồm những con quái vật, kẻ xấu, động vật, sinh vật huyền bí, hoặc nhưng người quen, nơi chốn, hoặc hoàn cảnh được kết hợp lại với nhau theo những cách rất dị thường.
Trẻ nhỏ có thể gặp những cơn ác mộng mà ở đó chúng bị lạc, bị rượt đuổi, hoặc bị phạt. Đôi khi một cơn ác mộng bao gồm những mảnh rời rạc có thể nhận ra được từ những sự kiện xảy ra vào ban ngày, nhưng lại có những chi tiết đáng sợ. Một đứa trẻ có thể không nhớ được hết mọi chi tiết, nhưng thường có thể nhớ được một vài hình ảnh, nhân vật, tình huống, và những phần đáng sợ.
Khuyến khích những giấc mơ đẹp
Bố mẹ không thể phòng ngừa những cơn ác mộng, nhưng có thể giúp bé có được một giấc ngủ ngon đầy những giấc mơ đẹp.
Để giúp bé cảm thấy thư giãn khi sắp đi ngủ, hãy đảm bảo rằng bé:
- đi ngủ và thức dậy đúng giờ
- có một thói quen ngủ giúp bé cảm thấy an toàn khi chìm vào giấc ngủ. Thói quen này có thể bao gồm tắm nước nóng, được bố mẹ ôm ấp, đọc truyện cổ tích, hoặc kể cho bố mẹ nghe về những sự kiện vui vẻ xảy ra trong ngày.
- ngủ trên một chiếc giường được đặt ở nơi yên tĩnh và ấm áp. Một món đồ chơi yêu thích, thú bông, đèn ngù, hoặc dreamcatcher cũng có thể giúp bé ngủ ngon.
- tránh xem phim, chương trình TV hoặc đọc truyện kinh dị trước khi ngủ, đặc biệt là những thứ đã từng gây ra cho bé ác mộng.
- biết rằng ác mộng là không có thật, rằng chúng chỉ là những giấc mơ và không thể làm hại bé.
Sau khi ác mộng xảy ra
Dưới đây là một số cách giúp bé bình tâm lại sau khi trải qua ác mộng:
Đảm ảo với bé rằng bạn sẽ ở bên cạnh bé
Sự hiện diện của bạn sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và được bảo vệ sau khi bị đánh thức bởi ác mộng. Biết rằng bạn sẽ ở bên bé sẽ giúp tăng cường cảm giác an toàn của bé.
Nói cho bé nghe chuyện gì vừa xảy ra
Hãy nói cho bé biết đó chỉ là một cơn ác mộng và nó đã qua rồi. Bạn cũng có thể nói, “Có vừa có một giấc mơ xấu, nhưng giờ con đã dậy rồi và mọi thứ sẽ ổn cả thôi.” Hãy đảm bảo với bé rằng những thứ đáng sợ trong ác mộng sẽ không xảy ra trong đời thực đâu.
An ủi bé
Hãy thể hiện rằng bạn hiểu bé đang sợ và điều đó hoàn toàn bình thường. Hãy nhắc nhở trẻ rằng ai cũng mơ cả và đôi khi những giấc mơ rất đáng sợ và có thể trông rất thật, vì vậy việc cảm thấy sợ hãi là hoàn toàn tự nhiên.
Sử dụng một chút “phép thuật”
Với những trẻ có trí tưởng tượng phong phú, “phép thuật” đến từ tình yêu và sự bảo vệ của bạn có thể tạo ra những điều kỳ diệu đấy. Bạn có thể giả vờ đuổi lũ quái vật đi bằng một bình xịt đuổi quái vật. Hãy đi kiểm tra tủ áo và dưới gầm giường để đảm bảo với bé rằng chúng đã biến mất hết rồi
Giúp bé bình tâm trở lại
Mở đèn ngủ hoặc đèn ngoài hành lang có thể giúp bé cảm thấu an toàn khi bé chuẩn bị ngủ trở lại. Hãy để một chiếc đàn pin bên cạnh giường ngủ của bé để giúp bé đuổi những cơn ác mộng đi.
Giúp bé ngủ trở lại
Hãy đưa cho bé một món đồ mà bé yêu thích để bé có thể cảm thấy thư giãn và sẵn sàng đi ngủ trở lại như thú bông, chăn, gối, đèn ngủ, dreamcatcher, hoặc cho bé nghe nhạc nhẹ nhàng. Hoặc trò chuyện với bé về những giấc mơ đẹp mà bé muốn có. Và khi bé đã lim dim ngủ, hãy hôn tay hoặc trán bé rồi nhẹ nhàng rới khỏi phòng bé.
Lắng nghe bé
Bạn không nhất thiết phải nói chuyện quá nhiều với bé về ác mộng trong hàng giờ liền mà chỉ cần giúp bé cảm thấy bình tĩnh, an toàn, và sẵn sàng đi ngủ trở lại. Nhưng vào buổi sáng, bé có thể sẽ muốn kể cho bạn nghe tất cả về cơn ác mộng tối hôm qua.
Bằng cách nói chuyện, viết hoặc vẽ tranh về giấc mơ đó, những hình ảnh dđáng sợ sẽ không còn làm bé sợ hãi nữa. Biết đâu bé yêu của bạn lại nghĩ ra một cái kết có hậu hơn cho cơn ác mộng đó thì sao.
Đối với hầu hết trẻ em, ác mộng thỉnh thoảng sẽ xảy ra, nhưng đó không phải là một điều đáng lo lắng mà bạn chỉ cần an ủi và vỗ về bé là được. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu những cơn ác mộng xảy ra quá thường xuyên khiến bé mất ngủ hoặc có những hành vi hoặc cảm xúc bất thường.