Dù là ở trong nhà hay ngoài trời thì tiết trời nóng bức cũng rất có hại cho bé và khiến bé cảm thấy không thoải mái. Mặc quá nhiều quần áo cho bé sẽ khiến bé bị phát ban; để cơ thể của bé tiếp xúc với nắng nóng sẽ khiến bé bị cháy nắng hoặc say nắng rất nguy hiểm. Tình trạng quá nóng cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu của chứng đột tử ở trẻ (SIDS). Trẻ nhỏ thường ngủ rất sâu khi chúng cảm thấy nóng, khiến chúng rất khó bị đánh thức, dẫn đến gia tăng nguy cơ SIDS.
Để đảm bảo con bạn luôn thoáng mát và an toàn trong những ngày nắng nóng, hãy cùng tham khảo những lời khuyên dưới đây.
Chọn quần áo phù hợp
Nếu ở trong nhà, hãy cho bé mặc những trang phục rộng rãi, thoáng mát làm từ chất liệu tự nhiên nhẹ nhàng như cotton vốn thấm mồ hôi tốt hơn những chất liệu tổng hợp. Một nguyên tắc quan trọng bạn cần nhớ: Hãy mặc cho bé theo cách mà bạn mặc. Nếu bạn đang mặc quần short và áo thun, hãy mặc cho bé một bộ trang phục tương tự.
Nếu ở ngoài trời, hãy cho bé mặc quần dài sáng màu, áo tay dài và một chiếc mũ rộng mặt có thể che hết khuôn mặt bé. Đừng cho bé tắm nắng trong những ngày nóng bức ngay cả khi trời có nhiều mây vì những tia có hại vẫn có thể đi xuyên qua mây.
Để bé ở những nơi thoáng khí
Vì trẻ nhỏ không thoát mồ hôi một cách hiệu quả được nên bé có thể bị nóng nhanh hơn người lớn rất nhiều. Đó là lý do bạn không nên để bé ở trong một căn phòng quá nóng hoặc trong xe hơi lúc đỗ xe được. Chỉ một vài phút cũng đủ để nhiệt độ của bé tăng cao, rất nguy hiểm đến tính mạng.
Chọn địu thích hợp với thời tiết nóng bức
Sự kết hợp giữa thân nhiệt và không gian kín khí của chiếc địu có thể khiến bé cảm thấy quá nóng chỉ trong tích tắc. Hãy chọn những chiếc địu làm từ chất liệu nylon nhẹ nhàng thay vì chất liệu nặng nề như jean. Nếu mặt bé bắt đầu đỏ lên, hãy di chuyển bé ra khỏi địu ngay lập tức.
Đừng để bé bị mất nước
Ngay cả khi bạn không thấy có mồ hôi trên trán của bé, bé vẫn có thể đang bị mất nước thông qua việc đổ mồ hôi trong những ngày nóng bức. Khuôn mặt đỏ bừng, da quá ấm, thở thanh, và sự bồn chồn là những biểu hiện của sự mất nước. Vì trẻ dưới 6 tháng tuổi không thể uống nước (trẻ trên 6 tháng tuổi chỉ có thể uống một lượng nước vừa phải) nên hãy đền bù cho sự mất nước của bé bằng cách cho bé bú thêm hoặc uống thêm sữa công thức.
Trẻ nhỏ nên uống thêm ít nhất 50% lượng sữa thông thường trong những ngày nóng (thông thường một đứa bé nên uống ít nhất 50 ml sữa một ngày), vì vậy một đứa bé nặng 5 kg thường uống 500 ml một ngày sữa nên uống 750 ml sữa vào những ngày nóng bức.
Hoạt động ngoài trời hợp lý
Bạn không nên cho bé ra ngoài trời vào khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, khi đó ánh nắng mặt trời sẽ có hại cho da nhất. Hãy cho bé tham gia các hoạt ngoài trời trước hoặc sau khoảng thời gian này.
Tìm bóng mát
Khi bạn đưa bé đến bãi biển hay công viên, hãy tìm những vị trí được bảo vệ khỏi ánh nắng như bên dưới một cái cây, dù hoặc mái che. Khi đi biển, bạn nên mang theo một chiếc lều làm từ chất liệu cho thể chắn những tia nắng có hại. Hãy đảm bảo chiếc lều có những mảng lưới xuyên thấu bên hông giúp tạo sự thoáng khí. Đeo kính mát cho bé cũng là một ý kiến hay giúp bảo vệ mắt. Bạn nên chọn những chiếc kính được chứng nhận có thể chống được 99% bức xạ tia cực tím.
Cẩn thận cùng kem chống nắng
Vì trẻ dưới 6 tháng tuổi có làn da rất mỏng mảnh nên bạn cần tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với nắng. Trong những trường hợp bất khả kháng (như khi bé xuống nước cùng bố mẹ khi đi biển) hãy bôi kem chống nắng cho bé. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên bôi cho bé một lượng kem chống năng tối thiểu ở những vùng da sẽ tiếp xúc với nắng, bao gồm cả mặt.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, bạn có thể dùng kem chống nắng một cách thoải mái hơn và thường xuyên hơn. Hãy bôi cho bé mỗi 2 giờ đồng hồ, hoặc bất cứ khi nào bé bị đổ mồ hôi. Nên chọn loại kem chống nắng không thấm nước dành riêng cho trẻ với độ SPF tối thiểu là 15. Bạn cũng nên bôi bên dưới quần áo của bé. Một chiếc áo thun cotton cơ bản thường chỉ có độ SPF là 5.
Sử dụng chất làm dịu da
Nếu một đứa trẻ đổ mồ hội quá nhiều trong tiết trời nóng ẩm, nó sẽ bị phát ban ở vùng cổ hoặc bẹn. Để giảm phát ban, hãy cởi quần áo dính mồ hôi ra và cho bé mặc quần áo cotton thoáng mát (hoặc chỉ mặc tả), và bôi phấn trẻ em vào những vùng bị phát ban. Để trẻ trong một căn phòng mát mẻ, thoáng khi sẽ giúp làm giảm bớt những triệu chứng này.
Một vết cháy nắng cũng có thể khiến bé cảm thấy vô cùng khó chịu. Hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ dưới 1 tuổi bị cháy nắng. Bác sĩ sẽ khuyên bạn rửa vết cháy nắng bằng nước (không nên quá lạnh) và sau đó là bôi kem dưỡng ẩm. Đừng chích những chỗ phồng da, chúng sẽ giúp bảo vệ bé khỏi bị nhiễm trùng. Có thể cho bé uống aetaminophen hoặc ibuprofen dành riêng cho trẻ em để giảm sự khó chịu của bé.