Chắc chắn trong chúng ta ai cũng đã từng bị chuột rút, vậy chuột rút khi vận động và bệnh chuột rút ở người cao tuổi có gì khác nhau hay không? Người cao tuổi bị chuột rút thường xuyên thì có gì nguy hiểm không? Làm sao để ngăn ngừa được những cơn chuột rút khó chịu này? Bạn hãy cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây và tìm ra đáp án nhé.
Bệnh chuột rút ở người cao tuổi là gì?
Bệnh chuột rút ở người cao tuổi là một hiện tượng dễ gặp phải với những cơn đau đến từ cơ bắp chân. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do sự co thắt cơ bắp khi một vận động trong cơ bắp quá khó.
Thông thường nó sẽ xảy ra ở bắp chân, dưới và phía sau đầu gối. Các cơ nhỏ của bàn chân đôi khi bị ảnh hưởng và dẫn đến bị đau.
Mức độ nghiêm trọng bệnh chuột rút ở người cao tuổi tùy theo thời gian bị co cơ và bị đau. Thường thì một cơn đau chuột rút thường kéo dài vài phút với mức độ nghiêm trọng của các cơn đau khác nhau.
Một số trường hợp khác thì chuột rút chỉ kéo dài kéo dài vài giây. Thế nhưng cũng có một số trường hợp, cơn đau kéo dài đến 10 phút.
Hiện tượng chuột rút thường xuất hiện vào ban đêm. Xảy ra hiện tượng này thường xuyên sẽ khiến người cao tuổi mất giấc ngủ, không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Bệnh chuột rút có nguy hiểm đối với người cao tuổi không?
Khi bị chuột rút nếu sờ vào sẽ thấy cơ bị co cứng thành một cục và chân hoặc tay bị đau không thể cử động được trong một khoảng thời gian mấy giây hoặc một vài phút, đôi khi lâu hơn, nhưng sau đó triệu chứng ê đau hết hoặc có thể kéo dài cả ngày hay vài ngày.
Đa số các trường hợp bệnh chuột rút ở người cao tuổi là lành tính và là triệu chứng đơn độc.
Nếu bệnh chuột rút đi kèm các triệu chứng khác như ăn nhiều, thèm ngọt (bánh, kẹo), uống nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân, da xanh xao, nhợt nhạt hoặc bị đau chân khi đi bộ trên một quãng đường ngắn thì bạn cần đưa người cao tuổi đến cơ sở y tế đủ điều kiện để khám bệnh.
Không nên chủ quan, xem thường, đề phòng dấu hiệu của những căn bệnh tiềm ẩn như: nghẽn động mạch chân, biến chứng của bệnh tiểu đường.
>>> Xem thêm: Làm thế nào để vệ sinh cá nhân cho người bệnh
Cách xử lý bệnh chuột rút ở người cao tuổi
Mỗi khi bệnh chuột rút ở người cao tuổi xuất hiện nên tìm mọi cách làm cho hiện tượng đó giảm hoặc mất đi nếu không sẽ rất đau, rất khó chịu, thậm chí rất nguy hiểm.
- Khi chuột rút ở cơ bắp chân thì cần duỗi thẳng chân ra và nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân ra phía sau, ép mạnh một tay vào gót chân. Lúc mới áp dụng có thể thấy đau tăng lên nhưng ngay sau đó cơn đau sẽ giảm xuống do các cơ hết co thắt, máu lại được lưu thông trở lại.
- Khi đã hết hiện tượng chuột rút nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bắp vừa bị co cứng để cho máu hoạt động lưu thông trở lại tránh xảy ra chuột rút tái diễn.
- Tại nơi bị chuột rút, nếu có điều kiện có thể xoa các loại dầu làm nóng da và cơ hoặc chườm lạnh bằng túi đá hoặc tắm nước ấm để máu càng dễ lưu thông.
- Đồng thời cũng nên cố gắng đứng dậy đi hoặc lắc lư chân…
- Khi bị chuột rút có thể uống nước trà, nước đường nóng, cà phê pha ngọt, nước oresol, nước cam, nước chanh để làm giảm triệu chứng…;
Sau khi qua cơn đau chuột rút nói chung và chuột rút bắp chân nói riêng, có thể tắm nước nóng để thư giãn các bắp thịt. Có thể dùng một số loại thuốc điều trị bệnh chuột rút như: vitamin E, thuốc làm thư giãn cơ….tuy nhiên nên tham khảo bác sĩ trước vì với người cao tuổi việc dùng thuốc phải hết sức cẩn thận nhé.
Cách ngăn ngừa bệnh chuột rút ở người cao tuổi
- Tập thể dục đều đặn, thường xuyên làm lưu thông khí huyết.
- Nên vận động các cơ bắp thật nhẹ nhàng, nhất là buổi tối trước khi đi ngủ.
- Mỗi ngày nên tập vận động như đi bộ, tập xoa bóp cơ bắp, co duỗi và xoay cổ tay, cổ chân vài ba lần để ngăn ngừa và hạn chế bệnh chuột rút ở người cao tuổi.
- Không nên tắm khi nước lạnh quá, nhất là tắm ở biển, bể bơi nước lạnh.
- Khi làm việc nặng, vận động ra mồ hôi nhiều cần được bổ sung nước có pha muối ăn (tốt nhất là bổ sung dung dịch oresol).
- Đặc biệt với uống đủ lượng nước trong một ngày/đêm (khoảng trên 1,5 – 2 lít) rất cần thiết. Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại quả như chuối, mơ, chà là, nho, đậu, bắp cải, cam, … Nếu có bệnh tiểu đường, loãng xương, bệnh tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh thực vật, thiếu máu cần được bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị sớm.
Bệnh chuột rút ở người cao tuổi mặc dù không xếp vào loại bệnh mạn tính hay cấp độ nguy hiểm, tuy nhiên nếu bị thường xuyên sẽ gây ra cảm giác đau đớn khó chịu. Khiến người cao tuổi không ngủ ngon hoặc bị hạn chế sinh hoạt.
Hãy giúp ông bà cha mẹ ngăn ngừa căn bệnh chuột rút đó với những biện pháp được chia sẻ để họ tránh được căn bệnh phiền toái này nhé.