Có một thuật ngữ mà chắc hẳn ba mẹ khi cho con làm quen với âm nhạc nên biết đó là Hiệu Ứng Mozart, nói nôm na, đó là một hiệu ứng diệu kỳ có thể giúp trẻ phát triển trí thông minh của mình.
Các nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng sau khi lắng nghe Bản Sonata của thiên tài Mozart (Rauscher et al 1993; Hetland 2000) thì những kỹ năng mà chúng ta đang sở hữu sẽ được cải thiện và thậm chí tốt hơn.
Tuy nhiên, kết quả này lại không được chấp nhận bởi nhóm nhà nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm do một số sai lệch mang lại. Sau một thời gian dài nghiên cứu và tranh luận, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng âm nhạc có tác động lớn đến hệ thần kinh, đặc biệt là trí thông minh của tất cả mọi người. Tuy nhiên tác động lớn nhất lại được mang lại từ âm nhạc chủ động.
Vậy thế nào là âm nhạc chủ động?

Nói nôm na, âm nhạc đối với chúng ta được chia làm 2 phạm trù: âm nhạc chủ động và âm nhạc bị động. Các hoạt động như: sáng tác nhạc, chơi/ học nhạc cụ, hòa âm phối khí, hát/ xướng âm được xem là âm nhạc chủ động. Còn âm nhạc bị động chỉ đơn thuần là nghe.
Âm nhạc chủ động giúp hình thành bộ não như thế nào?
Vào năm 1993, cuộc nghiên cứu mang tên Rauscher et al 1993 của Rauscher, Shaw và Ky đã chỉ ra rằng với trẻ em, cùng một nhóm tuổi, nhóm học nhạc sẽ thu nạp được kiến thức tốt hơn là nhóm không học.
Một nghiên cứu khác nữa được thực hiện trên nhóm trẻ em 6 tuổi. Các nhà nghiên cứu thử nghiệm bằng cách chia các bé thành 4 nhóm sau:
- Nhóm học bàn phím
- Nhóm học hát
- Nhóm học diễn kịch
- Nhóm không học thêm gì cả
Cuộc khảo sát được thực hiện từ đầu năm học và kết quả được thu thập vào cuối năm học của các bé. Kết quả là IQ của tất cả các bé tham gia đều được tăng lên. Tuy nhiên nhóm học hát lại có chỉ số IQ phát triển vượt bật hơn các nhóm còn lại.

Gần đây nhất, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng nhóm trẻ em 8 tuổi tham gia thực nghiệm đã tăng cường tốc độ mã hóa thông tin của bộ não một cách nhanh chóng sau 6 tháng học nhạc.
Những nghiên cứu trên chỉ là một số nghiên cứu tiêu biểu. Các nhà khoa học trên thế giới đã thực hiện hàng nghìn cuộc nghiên cứu để trả lời câu hỏi cho sự liên quan giữa âm nhạc và trí thông minh của con người, đặc biệt là trẻ em. Hầu hết các nghiên cứu đều đi đến một kết luận rằng chỉ số IQ của chúng ta sẽ cải thiện một cách đáng kể khi tiếp xúc với âm nhạc dù là chủ động hay bị động.
Dựa trên những lợi ích mà âm nhạc mang lại cho chúng ta, ba mẹ hãy cho con trẻ tham gia ngay một lớp học nhạc nào đó để trẻ vừa có thể giải trí, vừa phát triển trí thông minh của mình từ những năm tháng đầu đời nhé!
Tham khảo: Rauscher et al 1993 study, parent science, nhacchobe