7 Lưu ý khi dạy trẻ có trách nhiệm

làm gương cho con

Biết chịu trách nhiệm không chỉ là một tính cách, nó còn là một kĩ năng sống giúp trẻ phát triển toàn diện. Những đứa trẻ không được dạy về ý nghĩa của hai từ “trách nhiệm” luôn có ý nghĩ rằng mọi người phải giúp đỡ mình vô điều kiện. Dần dần, trẻ sẽ trở nên ích kỉ và dựa dẫm vào người khác.

Dạy trẻ có trách nhiệm

Trách nhiệm cũng không phải chỉ là hoàn thành một công việc. Trách nhiệm cũng là một thái độ, một ý tưởng hành động và sự tự hào khi bé có thể tự làm điều gì đó chứ không phải nhờ cha mẹ làm giùm.  

Bạn hoàn toàn có khả năng nuôi dưỡng những đứa trẻ có trách nhiệm với những lưu ý sau đây:

1. Dạy bé từ nhỏ

Bạn không thể hy vọng con mình có trách nhiệm ngay từ khi mới ra đời. Hãy tưởng tượng đứa con gái đã học phổ thông của bạn gọi điện và nói rằng: “Me, con đói! Khi nào mẹ về?”. Bạn nói “Con tự nấu ăn đi!” và cô bé trả lời: “Không, con chờ mẹ về!”.

Chắc hẳn bạn sẽ nổi điên vì tức giận. Vì vậy, hãy nhớ rằng, bạn phải tập cho bé có trách nhiệm từ khi còn nhỏ và độ tuổi lí tưởng nhất là khi bé bắt đầu biết đi. 

2. Để trẻ giúp bạn

Đừng phàn nàn và ủ rũ khi tới giờ làm việc nhà. Hãy mỉm cười và đề nghị con giúp đỡ bạn (ngay cả khi bé sẽ mất rất nhiều thời gian để hoàn thành một công việc đơn giản).

Hãy coi việc này giống như khoảng thời gian quý báu để bạn dạy trẻ có tính trách nhiệm

3. Cho trẻ thấy cách hành động có trách nhiệm

Nếu con bạn muốn ăn nhẹ, cho bé biết táo ở đâu và làm cách nào để rửa sạch trước khi ăn. Nếu con gái của bạn luôn vứt quần áo bẩn trên sàn nhà, hãy đặt một giỏ đồ dơ vào phòng bé và chỉ cho bé chỗ để đồ sau khi thay ra.  

4. Làm gương cho trẻ

Khi bạn dọn dẹp một bàn đầy chén dĩa dơ, hãy để lại tờ giấy “Bây giờ cả nhà hãy cùng đặt chén dĩa vào bồn rửa”. Sử dụng cụm từ “cả nhà” nhiều lần để bé thấy rằng mọi vấn đề có thể được giải quyết dễ dàng nếu trẻ làm theo cha mẹ.

Hãy yêu cầu các thành viên khác trong gia đình và người giúp việc của gia đình làm theo. phương pháp này. Những hành động nhỏ như vậy sẽ nhanh chóng trở thành một thói quen tốt cho trẻ.

làm gương cho con
Làm gương cho trẻ sẽ giúp bé ý thức rõ hơn về trách nhiệm của mình

5. Cổ vũ trẻ

Trẻ em thích giúp đỡ người khác. Các bé luôn hào hứng với việc giúp mọi người làm việc. Với trẻ, việc nhà không phải công việc mà là một lựa chọn giúp đỡ.

Hãy giữ tinh thần lạc quan này cho bé bằng cách đưa ra các lời khen ngợi cụ thể cho từng hành động bé làm “Con quét nhà đấy à? Thật giỏi quá!”!” hoặc “Cảm ơn con đã giúp mẹ bỏ rác vào thùng!”  

6. Tránh thưởng cho bé

Có những trường hợp khi mà trao thưởng cho bé sẽ khuyến khích trẻ sống có trách nhiệm hơn. Nhưng các chuyên gia đồng ý rằng phụ huynh không nên sử dụng phương pháp này.

Nguyên nhân là bởi phần thưởng có thể có hiệu quả đối với một số trẻ em, nhưng với những bé chỉ khiến bé phụ thuộc vào phần thưởng hơn mà thôi.  

7. Dạy bé về hậu quả

Trách nhiệm còn có một ý nghĩa khác cực kì quan trọng: trẻ phải ý thức được hệ quả từ những hành động của mình.

Hãy để bé thu dọn đồ chơi của mình sau khi đùa nghịch với bạn bằng cách nói cho trẻ biết rằng mình sẽ không được chơi đồ chơi nữa nếu bé không chịu dọn dẹp sạch sẽ sau khi chơi. Cha mẹ cũng cần phải theo dõi và nhắc nhở để bé biết trách nhiệm của mình. 

Để dạy bé về tính trách nhiệm không phải là một việc dễ dàng. Bạn có thể mất nhiều năm và cần rất nhiều nỗ lực. Nhưng những chỉ dẫn trên đây sẽ khiến công việc ấy đơn giản hơn rất nhiều, và cơ hội để bé trưởng thành một người lớn có trách nhiệm là điều hoàn toàn có thể xảy ra.