Dạy cho trẻ về những kỹ năng sinh tồn thực sự không phải là một công việc dễ dàng, phần lớn là do trẻ rất khó để có thể tưởng tượng được rằng cuộc sống mà chúng đang có có thể bị đảo lộn hoàn toàn chỉ trong nháy mắt.
Tuy nhiên, việc dạy cho trẻ những thứ nên làm khi lâm vào một tình huống khẩn cấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ hoặc những thành viên khác trong gia đình là hoàn toàn cần thiết.
Cho dù đó là tự vệ, hay đơn giản chỉ là chăm sóc cho anh chị em của mình, trẻ cũng cần biết mình nên làm gì khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
Trước khi bắt đầu dạy cho trẻ những kỹ năng cơ bản, hãy nói cho trẻ biết vì sao bạn lại chuẩn bị cho việc chúng phải đối mặt với một tình huống khần cấp và nguy hiểm. Nếu trẻ đủ lớn, hãy chỉ cho trẻ thấy những sự kiện xảy ra gần đây để giúp trẻ tin rằng những lo lắng của bạn là hoàn toàn không thừa. Hãy thảo luận về những sự kiện khác, như chiến tranh hoặc thiên tai, nơi mà rất nhiều người bị đẩy vào những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và khốn đốn. Trẻ cầu phải hiểu TẠI SAO, chứ không chỉ LÀM CÁCH NÀO để chuẩn bị.
Những thông tin cơ bản
Khi được 3 tuổi, trẻ đã có thể bắt đầu học những thông tin cơ bản về bản thân như họ tên đầy đủ, địa chỉ, thành phố, và số điện thoại. Trẻ cũng nên biết họ tên đầy đủ của bố mẹ.
Khi trẻ lớn lên, hãy dạy cho trẻ cách liên lạc với những thành viên khác trong gia đình hoặc cách gọi các số máy khẩn cấp. Trẻ nhỏ cũng cần được dạy về những kỹ năng cơ bản vì nếu có tình huống xấu xảy ra, những kiến thức đó sẽ rất có ích cho trẻ.
Hãy xây dựng cho trẻ một khóa huấn luyện homemade. Giao cho trẻ những nhiệm vụ rõ ràng khi trẻ lớn hơn. Việc này rất có lợi ở hai điểm:
- Thứ nhất, bạn sẽ có được những sự giúp đỡ mà bạn cần.
- Thứ hai, biết mình phải làm gì sẽ giúp trẻ khống chế nổi sợ và mang lại cho trẻ cảm giác có mục đích.
Đường thoát
Đối với trẻ nhỏ, hãy vẽ sơ đồ nhà cửa và sân vườn và luyện tập cho trẻ cách thoát thân khi xảy ra hỏa hoạn hoặc tình huống khẩn cấp.
Hãy sử dụng những đường thoát khác nhau phụ thuộc vào vị trí mà bạn đang ở trong nhà. Chỉ định một địa điểm an toàn để gặp mặt và đảm bảo rằng trẻ sẽ có mặt ở đó. Hãy chọn một địa điểm nhất định trong quá trình luyện tập và đừng bao giờ thay đổi nó.
Nếu con bạn lớn hơn, hãy dạy trẻ cách đến địa điểm gặp mặt từ trường cũng như từ những nơi khác như siêu thị, sân bóng đá, và những nơi mà trẻ có thể ở khi tình huống khẩn cấp xả ra. Bản đồ là vật dụng rất cần thiết cho việc luyện tập này.
Hãy tạo ra một danh sách các số điện thoại cần thiết và dặn trẻ luôn mang theo trong ba lô và nhấn mạnh với trẻ rằng đôi khi điện thoại của chúng sẽ không hoạt động được trong những tình huống khẩn cấp.
Cách tạo ra lửa khi không có hộp quẹt hoặc diêm
Đây là một trong những kỹ năng cơ bản mà hướng đạo sinh được học ngay từ rất nhỏ. Trong tình huống khẩn cấp, biết cách tạo ra lửa sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ.
Nếu bị lạc hoặc ở một mình, trẻ có thể sử dụng lửa để ra hiệu cần giúp đỡ, hoặc có thể dùng lửa để nấu nước hoặc sưởi ấm. Nếu nằm trong một nhóm, kỹ năng này sẽ giúp trẻ cảm thấy mình có mục đích hơn và hữu dụng hơn.
Hãy trang bị cho trẻ một bộ dụng cụ tạo lửa trong ba lô khi trẻ đã đủ lớn.
Sơ cấp cứu cơ bản
Sơ cấp cứu là một kỹ năng mà trẻ có thể bắt đầu học từ rất sớm. Đối với trẻ nhỏ, hãy bắt đầu bằng những kỹ năng đơn giản như dán băng keo cá nhân hoặc rửa vết thường.
Kho trẻ lớn hơn, hãy dạy chúng những kỹ năng cao cấp hơn như chữa vết bỏng, vết cắt hoặc những cơn sốt.
Hiện nay, có rất nhiều nơi tổ chức các khóa học về sơ cấp cứu và CPR cho cả người lớn và trẻ em. Hãy cho trẻ theo học khi đủ tuổi. Đây là những kỹ năng sống còn vô giá mà bất cứ ai cũng nên biết.
Tự vệ
Ngay cả khi bạn quyết định không dạy cho bé cách sử dụng vũ khí, bạn cũng nên dạy cho bé những kỹ năng tự vệ cần thiết.
Nếu bạn quyết định dạy bé cách sử dụng vũ khí, hãy đảm bảo huấn luyện cho trẻ trong những điều kiện an toàn.
Ngay cả khi trẻ đã biết cách sử dụng vũ khí, bạn cũng nên cho trẻ theo học những lớp tự vệ. Đó là những bài tập về thể chất lẫn tinh thần rất tuyệt vời ngay cả khi trẻ không bao giờ cần áp dụng chúng.
Danh sách này vẫn chưa đầy đủ nhưng nó có thể là một điểm khởi đầu. Những thông tin quý giá khác mà trẻ cần biết bao gồm:
- Những loại thực vật ở địa phương có thể ăn được
- Cách tìm nguồn nước và lọc nước
- Cách đánh bắt cá
- Cách mài dao
- Cách sử dụng những dụng cụ cầm tay
- Cách thắt những nút thắt khác nhau
Bạn nên dạy cho trẻ những thứ mà bạn nghĩ rằng cần thiết cho trẻ. Điều quan trọng nhất chính là bạn nên khuyến khích trẻ tham gia một cách tích cực vào quá trình luyện tập mà bạn đặt ra. Hãy cho trẻ biết mọi thông tin mà bạn có khi trẻ lớn hơn để mà khi có việc gì xảy ra, chúng hoàn toàn có được những kỹ năng và dụng cụ cần thiết để sinh tồn.
Tóm lại, đó thực sự là tất cả những gì bạn có thể làm bây giờ để bảo vệ trẻ khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
Xem thêm: Những kỹ năng sống an toàn cho trẻ mà bố mẹ nên dạy