Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em Hoa Kỳ và Hội Y khoa Canada cảnh báo các bậc phụ huynh không nên cho trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với các thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào, trẻ từ 3-5 tuổi chỉ nên chơi 1 tiếng/ngày, và trẻ từ 6-18 tuổi thì hạn chế 2 tiếng/ngày.
Theo báo cáo của Tổ chức Kaiser Foundation năm 2010 và Tổ chức Active Healthy Kids Canada năm 2012, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên đang dành thời gian cho các thiết bị điện tử cap gấp 4-5 lần cường độ cho phép.
Điều này thường để lại những hậu quả nghiêm trọng và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Các thiết bị điện tử cầm tay như smartphone, máy tính bảng, trò chơi điện tử đang làm gia tăng đáng kể khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ của mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.

1. Ảnh hưởng đến sự phát triển của não
Từ 0 đến 2 tuổi, não của trẻ sẽ phát triển gấp 3 lần về kích thước và tiếp tục phát triển nhanh cho đến 21 tuổi. Sự phát triển não bộ của trẻ trong giai đoạn đầu được quy định bởi những kích thích môi trường.
Sự kích thích đối với một bộ não đang phát triển đến từ việc tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị công nghệ (điện thoại di động, Internet, iPad, TV) được cho là có liên quan đến những rối loạn về khả năng chú ý, nhận thức, học hỏi, gia tăng sự bốc đồng và suy giảm khả năng tự điều chỉnh.
2. Chậm phát triển
Các thiết bị công nghệ không đòi hỏi trẻ phải vận động nhiều nên có thể khiến cho quá trình phát triển của trẻ chậm đi.
Cứ 1 trong 3 trẻ hiện nay bị chậm phát triển, gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng đọc viết và các khả năng học tập khác. Chỉ có sự vận động mới có thể làm tăng cao khả năng chú ý và học tập của trẻ.
Chính vì vậy mà việc sử dụng thiết bị công nghệ với cường độ quá nhiều sẽ không có lợi cho phát triển cơ thể và khả năng học tập của trẻ dưới 12 tuổi.
3. Bệnh béo phì
Chơi điện tử hoặc xem TV quá nhiều thường đi đôi với bệnh béo phì. Nếu trẻ được phép có được ít nhất một thiết bị điện tử trong phòng ngủ của chúng thì nguy cơ béo phì sẽ tăng 30%.
Trung bình, có 1 trong 4 trẻ ở Cananda và 1 trong 3 trẻ tại Mỹ bị béo phì. 30% trẻ béo phì có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường và hứng chịu các nguy cơ về tim mạch và đột quỵ sớm, làm giảm tuổi thọ một cách nghiêm trọng.
Vì “bệnh dịch” béo phì mà trẻ em thế kỷ 21 có thể trở thành thế hệ đầu tiên mà nhiều cá nhân trong đó không thể sống lâu hơn bố mẹ của mình.

4. Mất ngủ
Theo báo cáo của Tổ chức Kaiser Foundation năm 2010, 60% phụ huynh không giám sát việc sử dụng các thiết bị điện tử của con mình, và 75% trẻ được cho phép chơi thiết bị điện tử trong phòng ngủ (báo cáo Kaiser Foundation 2010).
Trong khi đó, theo báo cáo của Đại học Boston năm 2012, 75% trẻ độ tuổi 9- 10 bị mất ngủ nghiêm trọng đến mức việc học bị của chúng bị ảnh hưởng rất nặng nề.
5. Bệnh tâm thần
Theo các báo cáo gần đây, việc lạm dụng các thiết bị công nghệ là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng số trẻ bị trầm cảm, lo lắng, rối loạn gắn bó, thiếu tập trung, bị tâm thần, rối loại lưỡng cực, và các vấn đề về thần kinh khác.
Theo báo cáo của Waddell năm 2007, cứ một trong 6 trẻ em Canada bị chẩn đoán có vấn đề về tâm thần, và nhiều trong số này đang phải dùng thuốc trị liệu gây tác động nguy hiểm.
6. Thích gây hấn
Các nội dung bạo lực trên các phương tiện truyền thông có thể khiến cho trẻ có xu hướng thích gây hấn nhiều hơn.
Trẻ nhỏ ngày nay phải đối mặt với rất nhiều các nội dung về bạo lực tình dục và bạo lực thể chất được chiếu đầy rẫy trên TV. Trò chơi “Grand Theft Auto V” chứa đầy các tình tiết liên quan đến tình dục, giết người, hiếp dâm, tra tấn và hành hạ.
Nhiều bộ phim và chương trình TV cũng có những nội dung độc hại như vậy. Hoa Kỳ đã xem bạo lực truyền thông là một trong những nguy cơ hàng đầu khiến trẻ thích gây hấn.
Bên cạnh đó, việc chơi trò chơi trong phòng kín trong một thời gian dài cũng có những tác động tiêu cực tương tự đến trẻ.

7. Chứng mất trí nhớ kỹ thuật số
Những nội dung được phát với cường độ cao trên các phương tiện truyền thông có thể làm giảm khả năng tập trung và mất trí nhớ do não bộ phải điều bớt nơron thần kinh ra ngoài vỏ não.
Việc thiếu tập trung là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ không thể học tập tốt được.
8. Nghiện công nghệ
Các bậc phụ huynh cũng sử dụng thiết bị kỹ thuật số quá thường xuyên dễ có xu hướng lơ là và thiếu quan tâm đến con cái.
Khi đó, trẻ sẽ gắn bó hơn với các thiết bị điện tử để bù đắpp cho sự thiếu thốn tình cảm và dần dẫn tới nghiện ngập. Ngày nay, cứ 1 trong số 11 trẻ trong độ tuổi từ 8-18 bị nghiện công nghệ.

9. Bức xạ
Tháng 5 năm 2011, Tổ chức sức khỏe Thế giới đã xếp điện thoại di động (và các thiết bị không dây khác) vào danh mục 2B (có thể gây ung thư) do khả năng tạo bức xạ ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng.
Ông James McNamee đến từ Hội Y khoa Canada cảnh báo: “Trẻ em nhạy cảm với các nhân tố tác động hơn người lớn bởi não và hệ thống miễn dịch của chúng vẫn đang phát triển.
Vì vậy, chúng ta không thể nói nguy cơ đối với người lớn và trẻ em là như nhau”.
10. Không bền vững
Cách thức giáo dục và nuôi dạy trẻ bằng các thiết bị điện tử không còn mang tính bền vững nữa. Trẻ em chính là tương lai của chúng ta nhưng sẽ không có tương lai cho các em nếu các bậc phụ huynh cứ cho phép các em lạm dụng công nghệ.
Vì vậy, nếu muốn con bạn có thể phát triển một cách bình thường và lành mạnh, hãy cấm hoặc hạn chế các bé dưới 12 tuổi sử dụng các thiết bị điện tử như iPhone, iPad…
Xem thêm: Tạo thói quen lành mạnh cho trẻ khi xem TV, Internet và chơi game