Sự sẵn sàng tới trường của trẻ không chỉ là sắp sửa nhận dạng được con số và chữ cái.
Mặc dù nhiều trẻ trước khi đi học mẫu giáo đã biết đọc thuộc bảng chữ cái, số và chữ in hoa, và đếm từ 1 đến 10, nhưng còn nhiều kĩ năng khác trẻ cần biết để thích nghi với lớp học.
Một đứa trẻ đã có cơ hội độc lập để giải quyết vấn đề, thua cuộc một cách nhã nhặn và chờ đợi tới lượt một cách kiên nhẫn, sẽ cảm thấy tự tin và thành công hơn trong lớp học hay bất kì một hoạt động nhóm nào.
1. Dạy trẻ trở nên độc lập
Tập cho trẻ dễ dàng thắt dây giày, cài nút áo khoác, và tự làm những việc chăm sóc cá nhân trước khi trẻ tới trường. Điều đó có thể làm bạn chậm trễ nhưng giáo viên với 15 đến 20 trẻ sẽ không có thời gian để làm hết tất cả những việc đó cho trẻ. Những đứa trẻ độc lập sẽ ra khỏi cửa nhanh hơn và có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn.
Sự sẵn sàng của mỗi trẻ phụ thuộc vào việc trẻ học cách khiến cho mỗi ngày của chúng trở nên dễ dàng và hài hòa hơn.
Dưới đây là một danh sách ngắn một vài thứ trẻ có thể đối mặt trong những tháng đầu đến trường:
- Mở nắp đậy của thức ăn đóng hộp, đồ uống đóng chai hay thức ăn đóng gói sẵn.
- Bóc cam và ăn hết toàn bộ quả táo hay lê.
- Biết nên ăn món nào và để dành gì cho bữa trưa (trường mẫu giáo học nguyên ngày)
- Cách sử dụng kéo – dạy về sự an toàn đầu tiên, sau đó bắt đầu với giấy cứng và những chiếc kéo chất lượng tốt cho trẻ.
- Cách sử dụng hồ dán.
- Cách gấp và đựng giấy trong ba lô của trẻ
- Treo áo lên móc.
- Cách mở những cánh cửa lớn.
- Cách mặc và cởi áo sơ mi và áo len mỗi khi quá nóng hay quá lạnh.
2. Hướng dẫn trẻ cách lắng nghe và làm theo những chỉ dẫn
Huấn luyện trẻ lắng nghe và làm theo chỉ dẫn với những công việc nội trợ. Có thể nói, “Mẹ muốn con mang những quần áo bẩn này bỏ vào cái sọt đồ màu xanh. Con có thể lặp lại điều đó cho mẹ nghe được không?”. Và trẻ sẽ dễ dàng thành công làm theo từng bước một và nhiều hơn thế.
Dạy trẻ cách tập trung bằng cách yêu cầu trẻ hoàn thành việc lau dọn một thứ gì đó xong mới bắt đầu làm một việc khác. Thỉnh thoảng trẻ cần những lời nhắc nhở để dành nhiều thời gian hơn vào một hoạt động nào đó. “Con có thể thử đặt những vật đó vào khuôn đất sét được không? Quan sát những hình thù mà con thể làm”. Đưa ra cho trẻ hai lựa chọn khi bắt đầu một hoạt động mới. “ Con muốn vẽ trước hay muốn nặn đất sét trước?”.
3. Dạy trẻ cách chờ đợi
Một vài bậc phụ huynh cảm thấy hào hứng khi những đứa con sùng bái họ. Đó là một sự cân xứng hài hòa để khẳng định rằng những đứa trẻ của bạn thật độc đáo, tuyệt vời và truyền đạt tính tự cho mình là quan trọng cũng như việc nâng cao quan điểm khắt khe hơn đối với trẻ.
Những đứa trẻ quen với việc mọi đề nghị của chúng đều được đáp ứng ngay lập tức thường gặp khó khăn khi đến trường, nơi mà trẻ được yêu cầu phải chờ đợi nhiều thứ và có thể trẻ là người cuối cùng trong hoạt động đó. Thật ngờ nghệch để trẻ cho rằng có thể điều chỉnh các tình huống khi lượt của bố hay mẹ chúng là đầu tiên.
Trong hệ thống trường học bận rộn, một giáo viên không thể có đủ thời gian để giải thích cho từng trẻ trong lớp. Việc sẵn sàng đến trường bao gồm việc để cho trẻ trải nghiệm khi bạn chỉ nói “Không” mà không có bất cứ lý do hay giải thích nào cho trẻ.
4. Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề
Việc sẵn sàng đến trường bao gồm việc dạy trẻ cách giải quyết vấn đề. Khi trẻ bắt đầu than thở với bạn về một vấn đề, đưa cho chúng một đồng 10 xu hay 5 xu tùy vào mỗi vấn đề mà chúng có thể tự giải quyết. Thông thường trẻ sẽ có thói quen trông đợi người lớn giải quyết tất cả mọi khó khăn trong cuộc đời của chúng.
“Con cảm thấy chán và con không thể tìm thấy cây bút chì của con” là những ví dụ cho việc hầu hết các trẻ rất thiếu cố gắng để giải quyết và thay đổi quan điểm. Luyện tập và tự tin để giải quyết vấn đề là một chặng đường dài ở lớp. Tôi thường nói với con mình rằng chúng là những thám tử tài ba trong việc giải quyết vấn đề và nhiệm vụ của chúng là xác định vấn đề và tìm ra giải pháp. “ Con nói rằng con chán. Có bao nhiêu thứ con có thể nghĩ ra để làm để không phải chán nữa, hãy kể cho mẹ nghe nhé?”.
Xem thêm: 10 kĩ năng “sinh tồn” trong lớp cần dạy cho trẻ (Phần 2)