10 chứng bệnh trẻ nhỏ hay mắc phải

chứng bệnh ở trẻ nhỏ
chứng bệnh ở trẻ nhỏ

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể gồm nhiễm trùng, thức ăn không tiêu hoá được, hoặc uống quá nhiều nước ép trái cây. Bạn nên cho bé ở nhà và cho uống nhiều nước cho đến khi bệnh lành hẳn nhé. Tránh cho bé ăn các thức ăn làm bằng sữa, các thức ăn giàu chất xơ và nhiều chất béo. Hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu bé không cảm thấy khỏe hơn trong vòng 24 tiếng đồng hồ, bé dưới 6 tháng tuổi, hoặc bé có các triệu chứng khác như sốt 38,5 độ C trở lên, ói mửa, đi tiêu ra máu hoặc phân đen, hoặc bị đau bụng.

Sốt

Ở trẻ sơ sinh, sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của chứng nhiễm trùng nặng. Hãy gọi cho bác sĩ ngay tức khắc nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng từ 38 độ C trở lên, hoặc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi có thân nhiệt từ 38,5 độ C trở lên. Hãy để ý xem bé có bị đau tai, ho, ngủ lịm, phát ban, ói mửa, hay tiêu chảy không nhé. Bạn nên làm cho bé cảm thấy thoải mái hơn bằng cách cho bé uống nhiều nước, tắm nước ấm, và mặc quần áo nhẹ nhàng rộng rãi. Hãy tư vấn bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ sốt an toàn cho bé nhé.

Chứng táo bón

Một số trẻ có thể đi tiêu vài lần/ngày; số khác có thể vài ngày mới đi tiêu một lần. Đừng bận tâm nếu con bạn không đi tiêu được thường xuyên như bạn mong muốn. Trẻ bị táo bón thực sự khi phân cứng và đau khi rặn. Bác sĩ có thể khuyến nghị nên cho bé uống thêm nước hoặc bổ sung thêm một ít nước mận ép vào chai hoặc bình uống nước của bé. Nếu chứng táo bón vẫn còn dai dẳng hoặc bé có các triệu chứng khác, như đau bụng hoặc ói mửa thì bạn nên gọi điện cho bác sĩ nhé.

Phát ban

Da bé rất nhạy cảm. Trẻ có thể phát ban từ những nốt mụn đến u nhọt trắng nhỏ (mụn đầu trắng) đến các mảng đỏ, khô, ngứa (chàm). Để tránh hăm tã, bạn nên thay tã lót cho bé thường xuyên và thoa thuốc mỡ bảo vệ da. Đối với bệnh chàm, tránh cho bé sử dụng các loại xà phòng có độ mạnh và nên giữ ẩm cho da. Hầu hết các chứng phát ban đều không nguy hiểm, nhưng hãy gọi cho bác sĩ nếu bé bị đau đớn và trầm trọng, hoặc nếu bé bị sốt hoặc giộp da.

Bệnh ho

Các cơn ho của bé có nhiều dạng. Tiếng ho khan như hải cẩu sủa có thể là viêm thanh quản cấp. Ho kèm sốt nhẹ thường là do cảm lạnh, nhưng sốt cao hơn có thể là viêm phổi. Ho kèm với thở khò khè có thể là suyễn hoặc nhiễm trùng. Trẻ bị ho gà thường ho khúc khắc. Việc cho bé uống nhiều nước và ở phòng có máy giữ ẩm không khí mát mẻ có thể giúp làm giảm các triệu chứng bệnh của trẻ nhỏ. Không nên cho trẻ nhỏ hoặc trẻ dưới 4 tuổi dùng thuốc ho.

trẻ nhỏ bị bệnh

Đau dạ dày

Khóc dai dẳng không nín, uốn cong lưng và nôn ói là tất cả các triệu chứng dạ dày khó chịu. Nó có thể do đau bụng, trào ngược dạ dày thực quản, thức ăn không tiêu hoá được, vi rút, hoặc nhiều nguyên nhân khác. Trẻ mới tập đi cũng có thể mắc các triệu chứng này khi thử ăn các thức ăn khác lạ. Hầu hết các chứng đau dạ dày đều không nguy hiểm và sẽ chữa lành thôi. Nhưng nếu bệnh không cải thiện tốt, hoặc bé bị ói mửa, tiêu chảy, hôn mê, hoặc sốt cao thì hãy gọi điện cho bác sĩ ngay nhé.

Đau do mọc răng

Khoảng tháng thứ 6, những chiếc răng nhỏ đầu tiên của bé sẽ bắt đầu nhú lên khỏi nướu. Chứng đau nướu răng cũng có thể làm cho bé cáu kỉnh, khó chịu. ban có thể làm giảm các triệu chứng đau do mọc răng bằng cách cho bé một vật gì đó để nhai, gặm. Khăn mặt ướt lạnh hoặc vòng ngậm mọc răng bằng cao su cho bé cũng có tác dụng tốt. Việc mát-xa nhẹ nhàng nướu răng của bé bằng ngón tay bạn cũng có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.    

Chứng đau bụng đầy hơi

Ợ, quấy khóc, và đầy hơi có thể là những dấu hiệu của chứng đau bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Chứng đầy hơi không giống như đau bụng, có thể làm cho bé khóc dai dẳng, không nín. Vì chứng đầy hơi thường gây ra do nuốt không khí, cho bé ăn chậm và ợ thường xuyên. Trẻ mới biết đi có thể bị đầy hơi do ăn các thức ăn giàu chất xơ hoặc nhiều chất béo, hoặc uống quá nhiều nước trái cây. Việc di chuyển chỗ này chỗ kia trong khi ăn cũng có thể làm cho trẻ nuốt không khí, vì vậy bạn nên khuyến khích cho bé ngồi trong khi ăn nhé.

Nghẹt mũi

Khi bé bị cảm, mũi bé có thể bị nghẹt. Không nên cho trẻ dưới 4 tuổi sử dụng thuốc cảm mua tự do không theo toa. Thay vào đó, bạn nên dùng thuốc nhỏ nước muối để làm loãng chất nhầy rồi hút ra khỏi mũi bé bằng ống bơm đầu tròn. Hãy bật bình xịt thông mũi để giúp bé thở dễ dàng hơn vào buổi tối nhé.

Nôn ói

Trẻ em thường hay nôn trớ sau khi ăn xong, nhưng nếu bé nôn ói nhiều hoặc dai dẳng thì phải cần đến chẩn đoán của bác sĩ. Nôn ói kèm tiêu chảy có thể là dấu hiệu của nhiễm vi rút. Bé nôn ói nhiều có thể dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước. Hãy cho trẻ uống thường xuyên từng lượng nhỏ dung dịch điện phân. Nếu bé cứ ói không dứt trong một vài tiếng đồng hồ, hoặc nôn ói kèm theo triệu chứng sốt, hoặc bé không giữ nước được thì bạn nên gọi điện cho bác sĩ nhé.  

Hãy bình tĩnh khi con bạn không khỏe

Chẳng có gì khiến những người mới làm bố mẹ đau buồn và lo lắng bằng con mình bị ốm. cố đừng mất bình tĩnh nhé. Hãy tin vào bản năng của mình, nhưng phải luôn cảnh giác, đề phòng các dấu hiệu cần kíp phải gọi điện cho cán bộ y tế hoặc nhờ đến sự hỗ trợ cấp cứu. Bạn nên biết một số dấu hiệu bệnh của trẻ nhỏ được báo trước như bé biếng ăn, cáu kỉnh, khó chịu, bé ngủ lịm, hôn mê, các vấn đề về đường hô hấp, phát ban, cứng cổ, ngập máu và sốt cao.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *